Hợp đồng bảo hiểm là gì ?

by Vũ Khánh Huyền

Hợp đồng bảo hiểm là yếu tố quan trọng không thể thiếu mà bạn cần phải chú trọng để bảo vệ quyền lợi của bản thân khi mua bảo hiểm. Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu kỹ hơn để hiểu chính xác hợp đồng bảo hiểm là gì và các đặc trưng của loại hợp đồng này qua bài viết sau!

Hợp đồng bảo hiểm là gì ?

Hợp đồng bảo hiểm là gì ?

Hợp đồng bảo hiểm là gì ?

Hợp đồng bảo hiểm là gì?

Theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Có mấy loại hợp đồng bảo hiểm?

Theo quy định tại Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

– Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;

– Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;

– Hợp đồng bảo hiểm tài sản;

– Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;

– Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.

Trong đó, hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận giao kết một loại hợp đồng bảo hiểm hoặc kết hợp nhiều loại hợp đồng bảo hiểm nêu trên và bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

Các nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng bảo hiểm

Theo quy định tại Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

– Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

– Đối tượng bảo hiểm;

– Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;

– Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;

– Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;

– Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

– Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

– Phương thức giải quyết tranh chấp.

Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm

Theo quy định tại Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây:

– Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

– Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;

– Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;

– Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;

– Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.

Đặc trưng cơ bản của hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm mang tính may rủi

Mối quan hệ giữa các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm mang tính chuyển dịch rủi ro. Sự chuyển dịch này chuyển từ người mua bảo hiểm sang bên nhận bảo hiểm. Nhờ các mối quan hệ bảo hiểm, bên mua bảo hiểm được đảm bảo về sự an toàn, kinh tế trong các trường hợp xuất hiện rủi ro về sức khỏe, tính mạng, tài sản.

Hợp đồng bảo hiểm theo mẫu cố định

Các điều khoản có trong hợp đồng bảo hiểm được cơ quan pháp luật hoặc doanh nghiệp bảo hiểm quy định theo mẫu cố định. Bên mua bảo hiểm không có quyền đàm phán, sửa đổi các điều khoản này.

Khi ký vào hợp đồng bảo hiểm đồng nghĩa với việc bên mua đồng ý các điều kiện thỏa thuận mà bên cung cấp bảo hiểm quy định. Bên mua bảo hiểm có quyền từ chối, không ký hợp đồng này.

Mẫu hợp đồng bảo hiểm bắt buộc sẽ do pháp luật quy định về các điều khoản như điều kiện bảo hiểm, mức phí… Hợp đồng này mang tính bắt buộc với các chủ thể theo quy định, hướng đến mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, trật tự an toàn xã hội.

Trong khi đó, các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm tự nguyện sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra. Việc tham gia bảo hiểm này mang tính chất tự nguyện, do người mua bảo hiểm quyết định có tham gia hay không.

Hợp đồng bảo hiểm có tính chất song vụ

Điều này có nghĩa là: Các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm đều có nghĩa vụ đối với nhau. Việc thực hiện nghĩa vụ này là trách nhiệm của các bên tham gia, nghĩa vụ của bên này chính là quyền lợi của bên kia và ngược lại. Cụ thể:

Quyền lợi và nghĩa vụ của bên được bảo hiểm:

  • Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích chi tiết, đầy đủ về các điều khoản có trong hợp đồng;
  • Yêu cầu được giữ bí mật các thông tin đã cung cấp;
  • Được cấp hợp đồng bảo hiểm đã giao kết;
  • Được bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra theo thoả thuận;
  • Đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm trong một số trường hợp;
  • Chuyển nhượng hợp đồng theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin yêu cầu cho việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;
  • Khi có sự thay đổi liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm thì phải thông báo với doanh nghiệp bảo hiểm;
  • Nộp phí bảo hiểm đầy đủ;
  • Thông báo sự kiện bảo hiểm xảy ra cho doanh nghiệp bảo hiểm;
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất.

Quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:

  • Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận đã ký trong hợp đồng;
  • Yêu cầu bên được bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đầy đủ, chính xác, trung thực;
  • Đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm trong một số trường hợp;
  • Từ chối bồi thường khi có sự kiện xảy ra nhưng không nằm trong phạm vi trách nhiệm;
  • Yêu cầu bên được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro, hạn chế tổn thất.
  • Giải thích rõ các điều khoản, quyền và nghĩa vụ cho bên mua.
  • Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi ký hợp đồng cho bên mua;
  • Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp phải trả tiền hoặc bồi thường kịp thời cho bên được bảo hiểm;
  • Khi từ chối trả tiền hoặc bồi thường: Phải giải thích rõ cho bên được bảo hiểm lý do tại sao bằng văn bản;
  • Phối hợp với bên mua để giải quyết yêu cầu bồi thường của người thứ ba khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra;
  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Không xác định tính đền bù trong hợp đồng tại thời điểm giao kết trừ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết và có hiệu lực, các quan hệ bảo hiểm sẽ được hình thành. Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc bồi thường cho bên được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Sự kiện bảo hiểm hay các rủi ro mà bên mua bảo hiểm có thể gặp phải là giả thiết nằm ở tương lai, mang tính khách quan. Không ai có thể đảm bảo rằng đó là sự kiện hay rủi ro gì, xảy ra khi nào, ở đâu, mức độ tổn thất là bao nhiêu…

Khi sự kiện này xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền, bồi thường cho bên được bảo hiểm theo Điều 571 Bộ luật dân sự 2005. Do đó, có thể hiểu rằng, mua bảo hiểm là để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn trước khi nó xảy ra. Khi rủi ro xảy đến, bạn sẽ được bảo hiểm đền bù một khoảng tương xứng, giúp khắc phục tổn thất.

Tuy nhiên, thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm cũng không thể dám chắc được. Bảo hiểm nhân thọ không chỉ đơn thuần là chuyển giao rủi ro mà còn nhằm đáp ứng nhu cầu tích lũy tài chính, đầu tư… của khách hàng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Hợp đồng bảo hiểm là gì ?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Thuế thu nhập cá nhân khi thử việc

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?

Quy định của pháp luật về hộ kinh doanh từ A-Z

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488