hợp đồng có yếu tố nước ngoài là gì

by Thuỳ Trang

Xu thế toàn cầu hóa được xem là bàn đạp giúp các quốc gia vươn tầm phát triển, trong đó có Việt Nam. Vấn đề hợp tác, đối ngoại được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Kéo theo đó là sự ra tăng với số lượng ngày càng nhiều các hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Bài viết dưới đây sẽ phân tích và làm rõ cho bạn đọc về hợp đồng có yếu tố nước ngoài, pháp luật áp dụng của hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Hợp đồng có yếu tố nước ngoài là gì?

– Theo quy định của pháp luật dân sự ở Việt Nam, hợp đồng là sự thỏa thuận thực hiện, thay đổi hoặc chấm dứt của các bên theo đó thể hiện quyền và nghĩa vụ mà các bên thống nhất ý chí nhằm đáp ứng quyền lợi của mỗi bên.

– Trong thực tiễn pháp lý, yếu tố nước ngoài được xem là cơ sở, căn cứ để xây dựng và xác định các nguyên tắc chọn luật điều chỉnh, nhằm giải quyết vấn đề xung đột pháp luật và xung đột về thẩm quyền tài phán trong tư pháp quốc tế. Chẳng hạn, đối với yếu tố chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, tương ứng có nguyên tắc luật quốc tịch; đối với yếu tố sự kiện pháp lý diễn ra ở nước ngoài, tương ứng có nguyên tắc luật nơi ký kết hợp đồng. hoặc nơi xảy ra sự kiện tranh chấp, đối với yếu tố đối tượng của giao dịch, tương ứng có nguyên tắc luật nơi có vật..

– Theo quy quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng được xác định dựa trên các yếu tố cụ thể như sau:

+ Có một trong các bên tham gia hợp đồng là chủ thể nước ngoài. Chủ thể ở đây có thể là cá nhân hoặc pháp nhân;

+ Các bên tham gia trong hợp đồng đều là cá nhân, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ trong hợp đồng xảy ra tại nước ngoài;

+ Các bên tham gia trong hợp đồng đều là cá nhân, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng thực hiện hợp đồng là ở bên nước ngoài.

Như vậy, hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng có chủ thể nước ngoài tham gia; căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt hợp đồng xảy ra ở nước ngoài hoặc theo pháp luật nước ngoài; tài sản liên quan đến hợp đồng nằm ở nước ngoài. Từ đó, việc xác định luật áp dụng cho hợp đồng cũng như để bảo vệ lợi ích của các bên khi giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tất yếu sẽ gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, một trong những nguyên tắc quan trọng được pháp luật các nước cũng một bản hợp đồng có một trong các yếu tố nêu trên, sẽ được xem là hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Như đã phân tích ở trên, thực tế hiện nay, các giao dịch liên quan đến hợp đồng có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều. Nó xuất phát từ sự phát triển kinh tế, xu hướng hợp tác, đối ngoại của mỗi quốc gia. Hợp đồng có yếu tố nước được xem là căn cứ tiêu chuẩn nhằm điều chỉnh quan hệ pháp luật giữa các bên; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên nếu xảy ra tranh chấp.

>> Xem thêm: Ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân nước ngoài từ xa được không?

Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài:

Hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận của các bên về điều khoản áp dụng, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Hợp đồng có yếu tố nước ngoài cũng tương tự. Nó được xây dựng dựa trên thỏa thuận, ý chí của các bên, vì vậy nguyên tắc tự do của các bên trong hợp đồng được ưu tiên áp dụng và được pháp luật tôn trọng. Vì vậy, pháp luật quy định các bên trong quan hệ đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, theo đó toàn bộ nội dung mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng đều phải tuân thủ theo quy định pháp luật mà các bên đã lựa chọn. Đặc biệt, hợp đồng có yếu tố nước ngoài cũng quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Các bên tham gia sẽ thỏa thuận, cam kết với nhau về trách nhiệm, quyền hạn, và điều này mang tính ràng buộc với các bên, là luật đối với các bên. Chính vì vậy, pháp luật mà các bên đã lựa chọn sẽ điều chỉnh cả quyền, nghĩa vụ các bên trong hợp đồng. Điều này là hoàn toàn phù hợp với các điều ước quốc tế, thể hiện tính linh hoạt, nắm bắt cái mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Quy định về thỏa thuận chọn luật không được áp dụng với các trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản; hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng; thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba. Đây là các trường hợp đặc trưng, việc chọn luật áp dụng phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Pháp luật áp dụng với từng loại hợp đồng có yếu tố nước ngoài sẽ có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng là bất động sản:

Bất động sản được hiểu là những tài sản không thể di dời, gắn liền với lãnh thổ, quốc gia. Nó có thể là đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai. Do đó, đối với hợp đồng là bất động sản, luật áp dụng trong trường hợp xảy ra tranh chấp thường là pháp luật của nơi có bất động sản đó. Quy định về việc áp dụng pháp luật như vậy vừa thể hiện sự tôn trọng đối với lãnh thổ các nước, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó cũng giúp cho việc thực thi các phán quyết của cơ quan có thẩm quyền cũng được thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng:

Hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng xuất hiện ngày càng nhiều, mà chủ thể tham gia ở đây là cá nhân, tổ chức Việt Nam với cá nhân, tổ chức ở nước ngoài. Khác với pháp luật áp dụng đối với bất động sản, trong quan hệ hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng pháp luật cho phép các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng. Tuy nhiên sự lựa chọn đó phải tuân thủ theo những quy định nhất định. Theo đó, pháp luật quy định nếu việc lựa chọn pháp luật áp dụng mà làm ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động, người tiêu dùng thì pháp luật đó không được áp dụng. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, bởi họ là chủ thể yếu thế hơn trong hình thức giao dịch này. Bởi trên thực tế, bên sử dụng lao động hoặc bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ có thể lợi dụng vị thế của mình ép buộc người lao động và người tiêu dùng, lựa chọn pháp luật áp dụng có lợi hơn cho mình. Do đó, quy định trên nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng.

Pháp luật áp dụng đối với trường hợp các bên thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba:

Khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên tham gia trong hợp đồng không chỉ có quyền lựa chọn luật áp dụng mà còn có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng. Thực chất, việc thay đổi luật áp dụng cũng chính là sự thống nhất ý chí, mong muốn, nguyện vọng của các bên trong việc lựa chọn luật áp dụng, Vậy nên, pháp luật công nhận và tôn trọng ý kiến đó của họ. Bản chất của hợp đồng là sự xác lập giao dịch giữa các bên nhằm mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Khi xác lập hợp đồng, các bên luôn ưu tiên hưởng đến lợi ích cho cá nhân, tổ chức của mình. Tuy nhiên các bên không thể vì lợi ích của mình mà làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của người khác. Do đó, nếu việc thay đổi pháp luật áp dụng mà làm ảnh hưởng, xâm phạm đến lợi ích của bên thứ ba, thì việc thay đổi đó không được công nhận. Các bên chỉ có thể thay đổi áp dụng hệ thống pháp luật khác nếu không làm ảnh hưởng tới lợi ích, hay dẫn tới tác động tiêu cực không mong muốn cho bên thứ ba. Việc đưa ra quy định về việc thay đổi pháp luật áp dụng trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài nhằm bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba. Bởi bên thứ ba được xem là chủ thể thụ động trong thỏa thuận thay đổi pháp luật của các bên. Vậy nên, hiểu một cách đơn giản,  nếu người thứ ba biết và đồng ý với sự thay đổi đó thì pháp luật mới áp dụng là hợp hợp pháp. Ngược lại, sự thay đổi pháp luật áp dụng liên quan đến bên thứ ba, gây ảnh hưởng tiêu cực đến bên thứ ba và không được họ đồng ý thì sự thay đổi đó mới được pháp luật công nhân.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất

Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không ?

Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488