Hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống

by Thuỳ Trang

Hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống là loại hình hợp đồng dịch vụ rất phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay khi nhu cầu của con người ngày càng nâng cao. Mời bạn đọc cùng tham khảo mẫu hợp đồng ăn uống chuẩn tại bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự
  • Luật thương mại
  • Các văn bản pháp luật liên quan

Hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống là gì?

Hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống là văn bản thỏa thuận các điều khoản do bên cung cấp dịch vụ và khách hàng, bao gồm trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của cả 2 bên.

Nội dung trong mẫu hợp đồng bao gồm các thông tin về suất ăn và căng tin, phạm vi, đối tượng cung cấp dịch vụ, thời gian cung cấp dịch vụ, thời hạn của hợp đồng. Trong hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống, các điều khoản về phí dịch vụ, đơn giá, thời gian và hình thức thanh toán là bắt buộc. Hợp đồng cũng đề cập về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Nội dung cơ bản trong hợp đồng dịch vụ ăn uống

Hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống là hợp đồng dịch vụ nên trong hợp đồng phải quy định kỹ lưỡng và chi tiết các điều khoản để tránh gây ra những tranh cãi, hơn nữa lường trước những phát sinh tranh chấp nếu có. Tuy nhiên là dịch vụ ăn uống nên việc phát sinh các vấn đề liên quan là không tránh khỏi, vậy hợp đồng phải dự phòng trước những phát sinh đó và có những phương án giải quyết.

Một hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống gồm có 3 phần

+ Phần đầu mẫu hợp đồng: 

– Quốc hiệu và Tiêu ngữ xuất hiện ở đầu mẫu hợp đồng

– Tiêu đề hợp đồng: Phải ghi rõ ràng để người đọc phân biệt nó với những văn bản khác.

– Bên dưới là số hiệu hợp đồng được lập ra theo trình tự văn bản mà doanh nghiệp đang quản lý.

– Các căn cứ thành lập hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống: theo Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự, hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ của cả 2 bên,…

– Ngày tháng ký kết hợp đồng chính thức có hiệu lực

+ Phần nội dung chính của mẫu hợp đồng 

– Đối với bên cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ ăn uống là cá nhân thì cần làm rõ được một số thông tin như sau: Họ tên; ngày tháng năm sinh; Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước kèm theo ngày cấp và nơi cấp; Địa chỉ đăng ký thường trú; Nơi cư trú; Số điện thoại cá nhân; Số tài khoản ngân hàng và Email.

– Đối với các nhà cung cấp hoặc khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống là doanh nghiệp, tổ chức thì cần ghi rõ các thông tin sau đây: Tên doanh nghiệp kèm theo mã số doanh nghiệp; Trụ sở hoạt động chính; Họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Số tài khoản ngân hàng; Số Fax, điện thoại hay email.

– Ghi rõ các điều khoản mà các bên tham gia hợp đồng đã thoả thuận

– Ghi rõ ràng và chi tiết về loại dịch vụ ăn uống nào được cung cấp, có thể là suất ăn hàng ngày, cung cấp đồ ăn nước uống cho các hội nghị hoặc chỉ là cung cấp đồ uống thông thường,…

– Ghi rõ phạm vi cung cấp các dịch vụ ăn uống như nhà hàng, căng tin công ty/trường học, nhà riêng,…

– Đối tượng cần phục vụ dịch vụ ăn uống là những ai? Họ có phải là cán bộ quản lý cấp cao, là nhân viên hay khách mời của công ty,…

– Dịch vụ ăn uống cần cung cấp vào thời gian cụ thể nào: Cần ghi rõ thời gian từ giờ, buổi hay ngày cụ thể để bên cung cấp kịp chuẩn bị

– Hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống có thời hạn trong bao lâu: Cần ghi rõ là mấy tháng hoặc mấy năm, sau khi hết thời hạn thì có tiếp tục gia hạn hợp đồng hay không, nếu có gia hạn thì cần điều kiện như thế nào

– Phí dịch vụ ăn uống: Căn cứ vào đơn giá và số lượng mà 2 bên đã thỏa thuận để tính tổng giá trị thực tế bên sử dụng phải trả

– Đơn giá dịch vụ được cung cấp: Cần ghi chi tiết từng loại đồ uống, đồ ăn với đơn giá bên cạnh, mức giá này đã bao gồm thuế VAT hay chưa

– Thời gian và hình thức thanh toán đối với các dịch vụ ăn uống được cung cấp: Điều này sẽ do 2 bên thoả thuận, có thể là thanh toán mỗi tháng 1 lần, mỗi quý hoặc nửa năm một lần; Trả tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng;…

– Quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên khi ký hợp đồng: Các quyền lợi và nghĩa vụ sẽ do 2 bên tự thoả thuận

– Điều kiện chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống: Ghi rõ ngày chấm dứt hợp đồng, 1 trong 2 bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp cụ thể nào? Bên hủy hợp đồng không theo thỏa thuận thì sẽ phải chịu bồi thường ra sao?

– Một số thoả thuận khác liên quan tới quá trình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống như sử dụng tài sản, phương án xử lý tranh chấp,…

+ Phần kết hợp đồng 

Các bên tham gia sẽ ký và ghi rõ họ tên vào phần dành cho mình trong mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống.

Mẫu hợp đồng dịch vụ ăn uống

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam

hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh

Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất

Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không ?

Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488