Nhằm cung cấp thêm thông tin về dịch thuật cũng như quy định cụ thể về hợp đồng hợp tác dịch thuật, công ty Luật Đại Nam xin đưa ra những chia sẻ thêm những thông tin về mẫu hợp đồng này thông qua bài viết dưới đây !
Nội Dung Chính
Các loại hình dịch thuật pháp lý thường gặp.
Dịch thuật công chứng
Những văn bản không đòi hỏi kiến thức chuyên môn về thuật ngữ để dịch, gọi là “Dịch thuật thông thường”. Tuy nhiên, ngày nay nhiều cơ quan chính phủ không chấp nhận bản dịch được thực hiện bởi một dịch giả nghiệp dư. Những cơ quan như vậy thường đòi hỏi một biên dịch đủ điều kiện để chứng thực bản dịch, ngay cả khi văn bản phần lớn là bằng ngôn ngữ hàng ngày. Điều này chủ yếu là vì những tài liệu đó được coi là quan trọng.
Vì vậy, những loại giấy tờ như giấy khai sinh, bảng điểm đại học, đơn xin nhập cư, giấy ly hôn, giấy chứng tử, vv thường được công chứng. Thông thường, chữ ký của người biên dịch phải được cơ quan chính phủ xác nhận để công chứng bản dịch. Luôn luôn có yêu cầu “công chứng” và hợp lệ về mặt pháp lý, các bản dịch nói chung của các tài liệu quan trọng.
Dịch thuật tài liệu pháp luật
Các dịch vụ dịch thuật pháp luật đòi hỏi chuyên môn và hiểu biết sâu về các thuật ngữ pháp luật.
Luật pháp của bất kỳ quốc gia nào phụ thuộc vào văn hóa, vì vậy tất cả các biên dịch pháp luật phải nắm vững các nền văn hóa đang được đề cập đến. Điều này, trên cơ sở hiểu biết về hệ thống pháp luật của cả hai quốc gia nguồn và đích.
Dịch vụ dịch thuật pháp luật bao gồm rất nhiều tài liệu rất khác nhau. Những điều này có thể bao gồm các văn bản pháp luật, chẳng hạn như trát đòi hầu tòa và giấy phép; Văn bản hành chính như giấy chứng nhận đăng ký; Đạo luật doanh nghiệp và hối phiếu chuyển tiền; Tài liệu kỹ thuật như ý kiến chuyên gia và văn bản nhằm mục đích tư pháp; Và một số văn bản khác ngoài các báo cáo và biên bản thủ tục tố tụng của tòa án.
Trong một số xã hội nhất định, dịch giả pháp lý thường làm việc trong phòng xử án như các dịch giả pháp luật hoặc làm chuyên gia pháp luật chính thức.
Dịch thuật pháp lý khác
Loại hình dịch thuật này dành cho những tài liệu có ràng buộc về mặt pháp lý. Ví dụ, đây có thể là bản dịch các tài liệu như: Quy định và nghị định; Các điều kiện mua bán nói chung; Hợp đồng ràng buộc pháp lý như lao động; Giấy phép và hợp đồng thương mại; Thoả thuận hợp tác; Các giao thức và công ước; Nội quy; chính sách bảo hiểm; Và bảo lãnh, và một số thứ khác.
Các dịch giả pháp lý dự kiến sẽ có nền tảng vững chắc về ngôn ngữ học pháp lý.
>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Mẫu hợp đồng hợp tác dịch thuật
Đặc điểm của hợp đồng hợp tác dịch thuật
– Hợp đồng hợp tác dịch thuật là một hợp đồng dịch vụ chuyên về mảng dịch thuật, trong đó có sự thỏa thuận giữa các bên hợp tác, theo đó bên cung ứng dịch vụ dịch thuật thực hiện công việc dịch văn bản, tài liệu cho bên sử dụng dịch vụ dịch thuật, bên sử dụng dịch vụ dịch thuật phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ dịch thuật.
– Hợp đồng hợp tác dịch thuật có đối tượng là công việc dịch thuật.
+ Dịch thuật là việc dịch lại những tài liệu, văn bản từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác theo nhu cầu của khách hàng.
+ Thực hiện công việc dịch thuật là nghĩa vụ cơ bản của bên cung ứng dịch vụ dịch thuật sau khi hợp đồng hợp tác dịch thuật được ký kết có hiệu lực.
+ Không thực hiện hợp đồng hợp tác dịch thuật là một trong các trường hợp vi phạm hợp đồng
- Hợp đồng hợp tác dịch thuật có tính đền bù
Bên sử dụng dịch vụ dịch thuật phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ dịch thuật để chủ thể này thực hiện công việc dịch thuật theo thỏa thuận. Giá dịch vụ dịch thuật do các bên thỏa thuận hoặc theo bảng giả được niêm yết hoặc được thông báo từ bên cung ứng và thường được biểu hiện thành một khoản tiền nhất định.
– Hợp đồng hợp tác dịch thuật là hợp đồng song vụ
+ Bên cung ứng dịch vụ dịch thuật và bên sử dụng dịch vụ dịch thuật có các quyền, nghĩa vụ tương ứng với nhau phát sinh trên cơ sở hợp đồng hợp tác dịch thuật đã được giao kết.
+ Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ là cơ sở để bên kia có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng hợp tác dịch vụ theo sự thỏa thuận của các bên.
– Hợp đồng hợp tác dịch thuật có thể là dịch vụ đơn giản, có thể là dịch vụ phức tạp.
+ Trong hợp đồng hợp tác dịch thuật giản đơn thì chỉ là mối quan hệ trực tiếp giữa bên thuê dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ.VD như dịch một luận văn thạc sĩ,…
+ Trong hợp đồng hợp tác dịch thuật phức tạp sẽ có hai quan hệ: Thông thường phát sinh trong những hợp đồng dịch thuật có tài liệu là hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng thương mại. Khi đó xuất hiện mối quan hệ giữa người dịch và hai bên trên hợp đồng bản gốc. Người dịch phải đảm bảo khách quan quyền lợi giữa hai chủ thể trong hợp đồng gốc bằng việc dịch chính xác quyền và nghĩa vụ liên quan trong hợp đồng gốc.
>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu
Quyền và nghĩa vụ của hai bên hợp tác trong hợp đồng hợp tác dịch thuật.
Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ dịch thuật
Đảm bảo tính hợp pháp về nội dung của văn bản gốc.
Tạo điều kiện giúp đỡ bên cung ứng dịch vụ dịch thuật hoàn thành tốt việc dịch thuật như cung cấp hoặc giải nghĩa, giải thích các thuật ngữ chuyên môn hoặc các thông tin liên quan trong phạm vi và khả năng có thể.
Có trách nhiệm thanh toán đúng hạn và đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ dịch thuật theo thỏa thuận trong hợp đồng này.
Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ dịch thuật
Tiến hành dịch thuật đảm bảo độ chính xác về nội dung, ngữ nghĩa, văn cảnh, hình thức trình bày văn bản khi chuyển thể ngôn ngữ của văn bản cần dịch.
Hoàn thành và giao tài liệu dịch đúng thời hạn cam kết giữa hai bên.
Chỉnh sửa và hiệu đính bản dịch theo đúng yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ dịch thuật nếu bản dịch có lỗi không sát nghĩa hoặc bị bỏ sót.
Tuyệt đối giữ bí mật nội dung cũng như thông tin của tài liệu và không được phép cung cấp cho bất kỳ bên nào khác trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của bên sử dụng dịch vụ dịch thuật. Nếu nội dung và thông tin bị tiết lộ bởi bên cung ứng, Bên cung ứng dịch vụ dịch thuật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam và phải bồi thường theo sự phán quyết của tòa án.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng hợp tác dịch thuật“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: