Hợp đồng khoán việc

by Lê Hưng

Hiện nay, một số ít doanh nghiệp áp dụng phương thức giao kết hợp đồng khoán việc thay vì sử dụng hợp đồng lao động, với mục tiêu tránh việc phải cung cấp đóng góp cho Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Bảo hiểm Y tế (BHYT) và Bảo hiểm Thất nghiệp (BHTN) đối với người lao động. Do đó, người lao động cần hiểu rõ về hợp đồng này và để tránh tiềm ẩn các xung đột phát sinh. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin quan trọng liên quan đến hợp đồng khoán việc, hy vọng rằng sẽ giúp Quý độc giả có cái nhìn tổng quan về vấn đề này

Hợp đồng khoán việc

Hợp đồng khoán việc

Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự năm 2015;

– Bộ luật lao động năm 2019.

Hợp đồng khoán việc là gì?

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể. Tuy nhiên, hợp đồng này vẫn được sử dụng rộng rãi giống như một giao dịch  dân sự và được thừa nhận theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu: 

Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận giữa hai bên. Theo đó, bên nhận khoán phải hoàn thành công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán. Sau khi đã hoàn thành, bên nhận khoán bàn giao kết quả công việc cho bên giao khoán, bên giao khoán có trách nhiệm trả thù lao cho bên nhận khoán theo đúng thỏa thuận.

Phân loại hợp đồng

Hiện nay, có thể phân chia hợp đồng khoán việc thành 02 loại: hợp đồng đồng khoán việc toàn bộ và hợp đồng khoán việc từng phần. Cụ thể:

  • Hợp đồng khoán việc toàn bộ: Bên giao khoán sẽ giao toàn bộ công việc, các chi phí cần thiết để bên nhận khoán việc hoàn thành công việc. Do đó, phần thù lao mà người nhận khoán việc nhận được sẽ bao gồm tiền công lao động và chi phí khác để hoàn thành công việc được giao.

  • Hợp đồng khoán việc từng phần: Bên giao khoán chỉ giao 1 phần công việc, bên nhận khoán việc sẽ tự lo công cụ, vật tư và trang thiết bị để hoàn thành công việc. Khi trả thù lao công việc, ngoài tiền công lao động, bên nhận giao khoán sẽ nhận thêm thêm 1 khoản coi là giá trị khấu hao của công cụ lao động.

Mặc dù không được quy định trong Bộ luật lao động 2019, nhưng hợp đồng này thường được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng, gia công may mặc và sử dụng nhiều trong quan hệ lao động khác.

Mẫu hợp đồng khoán việc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC, GIAO KHOÁN

Số: … /20…/HĐDV/VPLSĐMS

 

Căn cứ Bộ Luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

Căn cứ ……………………………

Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;

Hôm nay, ngày … tháng … năm ….., tại … chúng tôi gồm có:

Bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên A):

Tên tổ chức: ……………………………

Địa chỉ trụ sở: …………………………

Mã số doanh nghiệp: …………………

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Chức vụ: …………………………………

Điện thoại: ………………………………

Email: ……………………………………

Bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên A)

Họ và tên: ………………………………

Năm sinh: …/ …/ …

Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………

Chỗ ở hiện tại: ……………………………

Điện thoại: …………………………………

Email: ……………………………………

Bên cung ứng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên B):

Tên tổ chức: ………………………………………………

Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………

Mã số doanh nghiệp: ……………………………………

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: ……………

Chức vụ: …………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………

Email: …………………………………………………

Hai bên thoả thuận và đồng ý ký kết hợp đồng dịch vụ với các điều khoản như sau:

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng

Theo yêu cầu của bên A về việc thực hiện ……… , bên B đảm nhận và thực hiện ……………………………….……………

Điều 2. Thời hạn thực hiện hợp đồng

Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày … / …/ …

Thời gian dự kiến hoàn thành: là … ngày, kể từ ngày …/ …/ …

Điều 3. Quyền, nghĩa vụ của bên A

1. Quyền của Bên A:

Yêu cầu bên B thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm thỏa thuận tại hợp đồng này.

Trường hợp bên B vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Nghĩa vụ của bên A:

Cung cấp cho bên B thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.

Trả tiền dịch vụ cho bên B theo thỏa thuận tại hợp đồng này.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên B:

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” hợp đồng khoán việc”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Hợp đồng thuê nhà đơn giản

Hợp đồng song ngữ

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488