Hợp đồng kinh doanh quốc tế là gì ?

by Thuỳ Trang

Hợp đồng kinh doanh quốc tế rất đa dạng, kéo theo nhiều loại hợp đồng kinh doanh quốc tế đa dạng khác nhau. Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin liên quan đến hợp đồng kinh doanh quốc tế đến quý bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Các văn bản pháp luật liên quan

Hợp đồng kinh doanh quốc tế là gì ?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều người nhằm mục đích tạo lập, chuyển dịch, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ.

Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch… giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt các quan hệ trao đổi hàng hóa.

Hợp đồng đơn thuần là sản phẩm cuối cùng của đàm phán thương lượng giữa các bên tham gia. Hợp đồng phản ánh vị thế thương lượng của các bên trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng.

Hợp đồng kinh doanh quốc tế là một cam kết (thỏa thuận) bằng văn bản giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau trong đó quy định quyền lợi và trách nhiệm bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.

Đặc điểm hợp đồng kinh doanh quốc tế

So với những hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng hợp đồng kinh doanh quốc tế có một số đặc điểm:

– Thứ nhất, (đặc điểm quan trọng nhất) chủ thể của hợp đồng, người mua, người bán có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau. Ở đây cần lưu ý rằng quốc tịch không phải là yếu tố để phân biệt: dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau nhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế.

– Thứ hai: Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên.

– Thứ ba: Hàng hóa – đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

– Thứ tư: Văn bản hợp đồng là văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng. Những văn bản này phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình đẳng và tự nguyện giữa các bên.

– Thứ năm: Chủ thể hợp đồng là những đối tác cam kết thực hiện những nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi theo những điều kiện của hợp đồng. Hợp đồng có thể ký giữa: Pháp nhân với pháp nhân; Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Thứ sáu: Thường trình bày theo cấu trúc điều khoản. Cấu trúc này tạo điều kiện để các bên dễ dàng thấy được trách nhiệm và quyền hạn trong từng công việc cụ thể.

– Thứ bảy: Các bên tham gia giao kết hợp đồng phải có tư cách pháp nhân theo quy định của luật pháp. Thường có tính chất phức tạp vì nó liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, phong tục tập quán kinh doanh quốc tế, sắc thái văn hóa, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, bối cảnh quốc tế… chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật, cả pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế.

Phân loại hợp đồng kinh doanh quốc tế

Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, hợp đồng kinh doanh quốc tế gồm:

 Hợp đồng trong lĩnh vực đầu t­ nh­ hợp đồng liên doanh, hợ tác liên doanh, xây d­ng-kinh doanh-chuyển giao (BOT), xây dựng- chuyển giao-kinh doanh(BTO)..

Hợp đồng trong lĩnh vực th­ơng mại quốc tế nh­ hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu, gia công quốc tế…

Hợp đồng trên lình vực dịch vụ nh­ hợp đồng vận tải Quốc Tế, bảo hiểm quốc tế, vay vốn cho thuê văn phòng đại diện…

Căn cứ vào chủ hợp đồngm hợ đồng kinh doanh quốc tế gồm:

Hợp đồng đ­ợc đ­ợc ký kết các chủ thể hợp đồng độc lập, riêng lẻ hoặc các chủ thể kết hợp.

Hợp đồng đ­ợc ký kết giữa các chủ thể là đại diện đ­ơng nhiên hoặc các đại diện có ủy quyền, các chủ thể đ­ợc ủy thác hoặc các đại diện của cơ quan nhà n­ớc.

Ngoài ra, việc phân loại hợp đồng kinh doanh quốc tế còn có thể căn cứ vào thời gian. Các hợp đòng này có thể là các hợp đồng ngắn hạn có thới gian một vài ngày, tháng, quý, một năm. Các hợp đồng dài hạn th­óng có thời gian trên một năm.

Nguyên tác ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế

Nguyên tác bình đẳng, tự nguyện. Nguyên tắc này chỉ ra các bên tham gia ký kết hợp đồng phảI trên có sở nhận thức đ­ợc những lợi ích thu đ­ợc từ hoạt động kinh doanh quốc tế. Việc ký kết hợp đồng không bị ép buộc bởi ý chí của các bên. Nừu các bên từ chối việc ký hợp đồng thì việc ký kết không diễn ra.

-Nguyên tác song phuơng.  Nguyên tác này chỉ ra rằng các bên phảI dựa trên cơ sở thỏa thuận đàm phán và nhất trí để ký kết hợp đồng. Hai bên phảI tìm ra miền lợi nhuận có thể chấp nhận đ­ợc của mình, nghĩa là đôI bên cùng có lợi.

Tuân thủ pháp luật và thông lệ quốc tế. Hợp đồng kinh doanh quốc tế

là một văn bản có tính pháp lý quy định quyền hạn và trách nhiẹmm của các bên. Việc đIều chỉnh các quan hệ này phảI dựa trên các nguồn lực t­ương ứng.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam

hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh

Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất

Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không ?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488