Nhà ở luôn là một trong những nhu cầu cơ bản không thể thiếu đối với mỗi gia đình, cá nhân. Việc mua bán nhà ở mất nhiều chi phí nên việc tạo hợp đồng mua bán đúng chuẩn sẽ tạo tiền đề đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cũng như rõ ràng về mặt tài chính. Bài viết sau đây của Luật Đại Nam sẽ đưa ra hướng dẫn soạn thảo một hợp đồng mua bán nhà đúng mẫu.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Dân sự
- Luật Nhà ở
- Các văn bản pháp lý liên quan khác
Hợp đồng mua bán nhà là gì?
Hợp đồng mua bán nhà là một trong các loại hợp đồng dân sự, hình thành dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên bán là chủ sở hữu nhà ở, có nghĩa vụ giao nhà và các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu về nhà ở đó cho bên mua, đồng thời bên mua phải trả tiền mua theo thỏa thuận.
Vì bản chất của hợp đồng này cũng là giao dịch dân sự nên hợp đồng mua bán nhà được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Nhà ở năm 2014 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cách viết hợp đồng mua bán nhà
Hợp đồng mua bán nhà có thể được viết tay và phải đảm bảo đầy đủ các thông tin, các nội dung như dưới đây:
Thông tin các bên tham gia hợp đồng bao gồm các yếu tố:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức, người đại diện theo pháp luật của tổ chức
- Chứng minh nhân dân hoặc mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản của các bên.
- Chi tiết về nhà tiến hành mua bán: Trong điều khoản này, các bên phải ghi rõ các thông tin về số tầng, vị trí, diện tích, hướng nhà,…
- Giá bán nhà, thời hạn và phương thức thanh toán tiền mua bán: Hai bên thỏa thuận giá tiền mua bán nhà, thời hạn thanh toán (một lần hoặc trả dần), thời gian thanh toán (ghi rõ ngày tháng năm), phương thức thanh toán (tiền mặt hoặc chuyển khoản)…
Trường hợp mua nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo phương thức thanh toán nhiều lần thì phải thực hiện theo quy định tại Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
Việc thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai được thực hiện nhiều lần, lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng bất động sản nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng, trường hợp bên bán, bên cho thuê mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng.
Trong mọi trường hợp khi bên mua, bên thuê mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì bên bán, bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng; giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên: Quyền và nghĩa vụ của các bên tự thỏa thuận theo quy định của pháp luật Dân sự, pháp luật Đất đai, Nhà ở và không trái với pháp luật khác có liên quan.
- Thời điểm hợp đồng có hiệu lực: Ghi rõ ngày, tháng, năm
Các thỏa thuận khác: Các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác liên quan nhưng không được trái với pháp luật như:
- Thỏa thuận các trường hợp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;
- Thỏa thuận thời điểm chấm dứt hợp đồng, điều kiện chấm dứt hợp đồng;
- Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng: Ghi nhận rõ mức phạt vi phạm nhưng lưu ý mức phạt vi phạm hợp đồng không được vượt quá 8% tổng giá trị hợp đồng;
- Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp: Ghi nhận rõ cơ quan giải quyết tranh chấp và hình thức giải quyết tranh chấp;
- Thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung và điều khoản thi hành.
Hợp đồng mua bán nhà
Những lưu ý khi làm hợp đồng mua bán nhà
Chủ thể mua bán phải là sở hữu nhà và có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu.
Cần lưu ý về quyền sở hữu chung của bên bán tham gia ký hợp đồng phải là tất cả các thành viên trong nhóm người có quyền sở hữu chung ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự. Đây là quy định rất quan trọng để bảo đảm Hợp đồng có hiệu lực nhưng không hay được chú ý tới.
Chủ thể tham gia hợp đồng là tổ chức thì người ký phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Có nhiều trường hợp trên thực tế xác định sai người đại diện mà dẫn tới hợp đồng vô hiệu.
Hợp đồng mua bán nhà có phải công chứng không
Theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản (trong trường hợp này không bắt buộc mà theo yêu cầu của các bên).
Bên cạnh đó, pháp luật nhà ở cũng quy định hợp đồng mua bán nhà ở cần qua công chứng/chứng thực tương tự như giao dịch chuyển quyền sử dụng đất. Nhà ở là tài sản gắn liền với đất nên khi mua bán nhà thì Hợp đồng mua bán nhà phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng mua bán nhà“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: