Hợp đồng sang nhượng cửa hàng

by Vũ Khánh Huyền

Việc tiến hành sang nhượng hàng quán, sang nhượng cửa hàng hiện nay đã trở nên phổ biến và dễ thấy thông tin sang nhượng này tại nhiều nơi trong cuộc sống như phát tờ rơi trên đường hay thông tin chuyển nhượng trên các phương tiện thông tin truyền thông, phương tiện đại chúng… Tuy nhiên, không phải giao dịch sang nhượng của hàng nào cũng đảm bảo tính hợp pháp và thành công. Nội dung bài viết sau, Luật Đại Nam sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về việc sang nhượng cửa hàng và Mẫu hợp đồng sang nhượng cửa hàng, mời bạn đọc tham khảo.

Hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật Dân sự 2015
  • Luật Thương mại 2005
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Sang nhượng cửa hàng được hiểu là như thế nào?

Hiện nay, với xu hướng khởi nghiệp – startup, mọi người, đặc biệt là giới trẻ có cho mình nhu cầu tìm kiếm mặt bằng. Có một mặt bằng đúng ý với chi phí phù hợp tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội là điều không đơn giản. Vì vậy, mà hình thức sang quán trở nên phổ biến.

Vậy, sang nhượng là gì? Đó chính là người đang sở hữu mặt bằng đó sẽ sang lại cho các bạn, có hợp đồng ký kết. Bạn sẽ sử dụng mặt bằng để kinh doanh theo ý mình. Phổ biến trong sang nhượng cửa hàng thì sẽ bao gồm luôn các cơ sở vật chất tại quán. Và tùy theo chủ sang nhượng, họ sẽ có cung cấp cho bạn thêm các dịch vụ đi kèm về sửa chửa hoặc công thức buôn bán,..

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Khi tiến hành sang nhượng cửa hàng cần lưu ý gì?

Kiểm tra giấy tờ và hồ sơ sang nhượng cửa hàng

Đây là thủ tục quan trọng đầu tiên thường gặp trong luật kinh doanh bất động sản. Khi sang nhượng cửa hàng, quán bạn phải tìm hiểu thật kỹ để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng.

Theo đó, khi xác định có nhu cầu muốn sang nhượng lại cửa hàng bạn nên quan tâm đến: Hợp đồng thuê nhà giữa chủ nhà và người đang thuê cửa hàng, sự tồn tại của cửa hàng sang nhượng là thực hay “ma”, thời hạn thuê và giá thuê cửa hàng, hình thức đăng ký kinh doanh của cửa hàng…

Kiểm tra giấy tờ và hồ sơ sang nhượng quán là bước vô cùng quan trọng giúp bạn tránh được những phát sinh không đáng có về sau.

Xác định chủ thể chuyển nhượng cửa hàng cho bạn

Trên thực tế, không ít người được chuyển nhượng mặt bằng bị lừa do không có sự xác minh người mình làm việc là người thuê mặt bằng trung gian hay chủ sở hữu mặt bằng.

Bên cạnh đó, trong hợp đồng sang nhượng mặt bằng nhất định phải có dòng xác nhận của chủ nhà cho phép bạn là người thuê lại cửa hàng, thời gian theo thỏa thuận của hai bên. Theo đó, khi có bất cứ phát sinh nào xảy ra, hai bên là chủ nhà và bạn sẽ trực tiếp trao đổi, không cần thông qua một chủ thể nào khác.

Kiểm tra cơ sở vật chất và tài sản của mặt bằng sang nhượng

Thông thường, khi chuyển nhượng cửa hàng kinh doanh thường sẽ bao gồm cả các tài sản, thiết bị hiện có ở cửa hàng đó. Tránh những khúc mắc và mập mờ về sau, bạn nên chủ động xác minh và yêu cầu nêu rõ trong bản hợp đồng những tài sản bàn giao như: Tên đồ vật, số lượng, thương hiệu, tình trạng, giá thị trường.

Bên cạnh đó, bạn cần yêu cầu nêu rõ đâu là tài sản của chủ cửa hàng, đâu là tài sản của người chuyển nhượng để làm căn cứ đối chiếu về sau.

Đọc kỹ hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Một số lưu ý trước khi ký hợp đồng sang nhượng cửa hàng là bạn phải đọc kỹ, xem xét những điều khoản không hợp lý trong hợp đồng như thông tin cá nhân hai bên, thời gian chuyển nhượng, mức giá và các tài sản tại cửa hàng.

Đồng thời, trong bản hợp đồng cần đề cập đến: Đối tượng chuyển nhượng, các tài sản hữu hình/vô hình tại cửa hàng, nêu rõ những quy định, điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên.

>Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?

Mẫu hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Hợp đồng sang nhượng của hàng có ý nghĩa như thế nào?

Hợp đồng sang nhượng cửa hàng, chuyển nhượng quán có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng. Theo đó:

+ Hợp đồng sang nhượng cửa hàng, chuyển nhượng quán là hình thức pháp lý để hợp thức hóa quá trình chuyển nhượng cửa hàng, quán giữa các bên với nhau. Theo đó, trong hợp đồng cũng thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của các bên đối với giao dịch này.

+ Khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên tham gia phải nghiêm túc tuân thủ thực hiện các điều khoản đã giao kết thỏa thuận trong hợp đồng.

+ Hợp đồng sang nhượng cửa hàng, chuyển nhượng quán được xem là căn cứ pháp lý để cơ quan chức năng có thẩm quyền, căn cứ vào để giải quyết tranh chấp của các bên khi có yêu cầu. Đồng thời, nó giúp công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh buôn bán của người dân đạt hiệu quả cao; ngăn chặn, phòng tránh được những trường hợp rủi ro, hành vi sai phạm pháp luật xảy ra.

+ Hợp đồng này giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Thực tế, khi giao kết hợp đồng với nhau, các bên rất dễ xảy ra tranh chấp và các rủi ro phát sinh. Trước những mâu thuẫn, tranh chấp đó, để tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất, các bên sẽ dựa vào các điều khoản trong hợp đồng để xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hợp đồng sang nhượng cửa hàng. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488