Hợp đồng sang nhượng mặt bằng

by Vũ Khánh Huyền

Hợp đồng sang nhượng mặt bằng là một vấn đề đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nhận biết được những băng khoăn của khách hàng, Luật Đại Nam xin cung cấp đến bạn bài viết dưới đây. Thông qua bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn biết Hợp đồng sang nhượng mặt bằng. Mời bạn cùng tham khảo bài viết này nhé!

Hợp đồng sang nhượng mặt bằng

Hợp đồng sang nhượng mặt bằng

Căn cứ pháp lý

  • Luật Dân sự
  • Các văn bản pháp luật liên quan khác

Hợp đồng sang nhượng mặt bằng là gì?

Hợp đồng sang nhượng mặt bằng được định nghĩa là thỏa thuận giữa các bên nhằm chuyển nhượng lại quyền sử dụng mặt bằng. Thuê mặt bằng có chi phí không nhỏ, vì thế nên cần cán phải làm hợp đồng cần thận để thống nhất hai bên.

Khi việc hoạt động của văn phòng công ty hoặc việc kinh doanh buôn bán không được thuận lợi thì thường người đi thuê mặt bằng có xu hương muốn tìm địa điểm mới. Trường hợp mặt bằng đó chưa hết hợp đồng thuê sẽ lãng phí tiền của nếu như để trồng, vậy thì sang nhượng là lựa chọn hợp lý. Nhiều nơi sang nhượng mặt bằng văn phòng, thanh lý lại đó đi kèm mặt bằng giá rẻ nên thu hút lượng người quan tâm lớn.

Người mới nếu ưng mặt bằng có thể thỏa thuận trực tiếp với bên đang thuê và sau đó, thế chân người đang thuê và trở thành người thuê tiếp tục mặt bằng đó. Có một lưu ý, hợp đồng sang nhượng mặt bằng này mục đích chủ yếu là để chuyển lại quyền thuê mặt bằng từ người thuê cũ sang người thuê mới. Người thuê mới sẽ thừa hưởng tất cả những quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người thuê cũ. Tức là, sẽ không có chuyện phát sinh trách nhiệm, quyền lợi… khác với bên chủ nhà, chủ mặt bằng ban đầu cho tới khi hợp đồng thuê chính thức của người cũ kết thúc.

>>Xem thêm: Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất

Mẫu hợp đồng sang nhượng mặt bằng

Khi tiến hành sang nhượng mặt bằng cần lưu ý gì?

Kiểm tra giấy tờ và hồ sơ sang nhượng mặt bằng

Đây là thủ tục quan trọng đầu tiên thường gặp trong luật kinh doanh bất động sản. Khi sang nhượng cửa hàng, quán bạn phải tìm hiểu thật kỹ để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng.

Theo đó, khi xác định có nhu cầu muốn sang nhượng lại cửa hàng bạn nên quan tâm đến: Hợp đồng thuê nhà giữa chủ nhà và người đang thuê cửa hàng, sự tồn tại của cửa hàng sang nhượng là thực hay “ma”, thời hạn thuê và giá thuê cửa hàng, hình thức đăng ký kinh doanh của cửa hàng…

Kiểm tra giấy tờ và hồ sơ sang nhượng quán là bước vô cùng quan trọng giúp bạn tránh được những phát sinh không đáng có về sau.

Xác định chủ thể chuyển nhượng mặt bằng cho bạn

Trên thực tế, không ít người được chuyển nhượng mặt bằng bị lừa do không có sự xác minh người mình làm việc là người thuê mặt bằng trung gian hay chủ sở hữu mặt bằng.

Bên cạnh đó, trong hợp đồng sang nhượng mặt bằng nhất định phải có dòng xác nhận của chủ nhà cho phép bạn là người thuê lại cửa hàng, thời gian theo thỏa thuận của hai bên. Theo đó, khi có bất cứ phát sinh nào xảy ra, hai bên là chủ nhà và bạn sẽ trực tiếp trao đổi, không cần thông qua một chủ thể nào khác.

Kiểm tra cơ sở vật chất và tài sản của mặt bằng sang nhượng

Thông thường, khi chuyển nhượng cửa hàng kinh doanh thường sẽ bao gồm cả các tài sản, thiết bị hiện có ở cửa hàng đó. Tránh những khúc mắc và mập mờ về sau, bạn nên chủ động xác minh và yêu cầu nêu rõ trong bản hợp đồng những tài sản bàn giao như: Tên đồ vật, số lượng, thương hiệu, tình trạng, giá thị trường.

Bên cạnh đó, bạn cần yêu cầu nêu rõ đâu là tài sản của chủ cửa hàng, đâu là tài sản của người chuyển nhượng để làm căn cứ đối chiếu về sau.

Đọc kỹ hợp đồng sang nhượng mặt bằng

Một số lưu ý trước khi ký hợp đồng sang nhượng cửa hàng là bạn phải đọc kỹ, xem xét những điều khoản không hợp lý trong hợp đồng như thông tin cá nhân hai bên, thời gian chuyển nhượng, mức giá và các tài sản tại cửa hàng.

Đồng thời, trong bản hợp đồng cần đề cập đến: Đối tượng chuyển nhượng, các tài sản hữu hình/vô hình tại cửa hàng, nêu rõ những quy định, điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên.

>>Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hợp đồng sang nhượng mặt bằng. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488