Nếu bạn có lịch trình công việc bận rộn và không có thời gian dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái thì việc thuê người giúp việc có thể giúp bạn. Và để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cả hai bên được thực hiện đúng với thỏa thuận ban đầu, bạn cần ký kết một hợp đồng thuê với người giúp việc. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng thuê người giúp việc? Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ giải đáp thắc mắc đó !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019
Hợp đồng thuê giúp việc là gì?
Hợp đồng thuê giúp việc là một thỏa thuận được thiết lập giữa người sử dụng dịch vụ (người thuê) và người cung cấp dịch vụ giúp việc gia đình (người được thuê).
Hợp đồng này thường được sử dụng khi người thuê cần thuê một người giúp việc để thực hiện các nhiệm vụ trong gia đình, như chăm sóc trẻ em, làm việc nhà, nấu ăn, hoặc chăm sóc người già. Trong hợp đồng, các điều khoản quan trọng được đề cập đến bao gồm thời gian làm việc, lương bổng, quyền lợi, trách nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến quan hệ lao động giữa hai bên.
Mục tiêu của hợp đồng thuê giúp việc là tạo ra một khung pháp lý rõ ràng và công bằng để bảo vệ quyền lợi của cả người thuê và người giúp việc, đồng thời xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình làm việc.
>> Xem thêm: Hợp đồng cho thuê nhà song ngữ Anh Việt
Quy định pháp luật về hợp đồng thuê giúp việc
Căn cứ tại Điều 162 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng thuê giúp việc được quy định như sau:
- Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
- Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
- Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở
Khi thuê giúp việc gia đình có cần ký hợp đồng?
Thuê người giúp việc là một trong những việc thuê người lao động khá phổ biến tại các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên ngày ngày để đảm bảo các phúc lợi cũng như các quyền lợi chính đáng mà người giúp việc được hưởng, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về việc giao kết hợp đồng khi thuê giúp việc nhà.
Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật Lao động 2019 quy định về lao động là người giúp việc gia đình như sau:
– Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
– Chính phủ quy định về lao động là người giúp việc gia đình.
Theo quy định tại Điều 88 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về lao động là người giúp việc gia đình như sau:
Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Bộ luật Lao động có giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản để làm những công việc theo quy định tại khoản 1 Điều 161 của Bộ luật Lao động
Theo quy định tại Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình như sau:
– Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
– Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
– Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
>> Xem thêm: Hợp đồng dưới 3 tháng có phải đóng bảo hiểm không?
Hợp đồng thuê người giúp việc
Các quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
Giúp việc nhà là một trong những công việc có tính chất đặt thù nhất định dễ xảy ra các tranh chấp, xung đột với người sử dụng lao động và dễ đứng trước nguy cơ bị sai thải ngay lập tức, chính vì thể để có thể đảm bảo tối đa các quyền lợicuar người lao động, pháp luật Việt Nam buộc phải có các quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình như sau:
– Quy định về hình thức hợp đồng lao động theo Điều 14 và khoản 1 Điều 162; nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động theo Điều 16; nội dung hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 2 Điều 35, khoản 3 Điều 36 và khoản 2 Điều 162; nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo Điều 40, Điều 41; trợ cấp thôi việc theo Điều 46 của Bộ luật Lao động.
– Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về tiền lương, thưởng và thực hiện trả lương, thưởng theo quy định tại Chương VI (trừ Điều 93) của Bộ luật Lao động, trong đó tiền lương của người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động bao gồm mức lương theo công việc, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác nếu có. Mức lương theo công việc bao gồm cả chi phí tiền ăn, ở của người lao động tại gia đình người sử dụng lao động (nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có), tối đa không quá 50% mức lương theo công việc ghi trong hợp đồng lao động.
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực hiện theo quy định tại Chương VII của Bộ luật Lao động và Chương VII Nghị định này, trong đó thời gian nghỉ ngơi trong ngày làm việc bình thường, ngày nghỉ hằng tuần
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
– Trường hợp người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động làm giúp việc gia đình thì trách nhiệm trả tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động được thực hiện theo từng hợp đồng lao động.
– An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
– Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất đối với người lao động
>> Xem thêm: Hết hạn thử việc không ký hợp đồng
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng thuê người giúp việc“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà