Kết hôn là gì?

Kết hôn là gì?

by Lê Vi

Kết hôn được hiểu là bước đầu tiên để hai bên nam nữ xây dựng cuộc sống gia đình xuất phát sự kết hợp về mặt tình cảm và mong muốn một cách tự nguyện nhất. Do đó, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân, làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng với nhau. Tuy nhiên, việc hiểu về kết hôn, độ tuổi để được kết hôn, quy định pháp luật mới nhất của pháp luật về kết hôn không phải ai cũng nắm rõ. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin giải đáp thắc mắc của bạn về Kết hôn là gì?

Kết hôn là gì?

Kết hôn là gì?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Kết hôn là gì?

Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật

Điều kiện đăng ký kết hôn

Điều kiện kết hôn là điều kiện do pháp luật quy định mà các bên nam, nữ cần phải có mới có quyền được kết hôn. Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như sau:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Lưu ý: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Mục đích của kết hôn là gì?

Có thể nói, mục đích cao cả nhất và lớn nhất của việc kết hôn giữa hai bên nam nữ khi xác định tiến tới hôn nhân là nhằm xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, bền vững và những mục đích cụ thể khác mà hai bên vợ chồng trong quan hệ hôn nhân cùng hướng tới thực hiện.

Theo đó, việc sinh con không còn được xem là mục đích của hôn nhân, vì vậy cho dù hai vợ chồng dù sống với nhau nhưng không có con họ vẫn cùng nhau xây dựng gia đình.

Bên cạnh đó, nếu việc kết hôn chỉ nhằm mục đích hưởng lợi về tài sản hoặc các lợi ích khác thì quan hệ hôn nhân đó sẽ không được thừa nhận. Mặt khác, nếu vợ chồng chung sống nhưng không thể xây dựng được gia đình hạnh phúc, bền vững thì mối quan hệ hôn nhân đó được coi là không đạt được mục đích của hôn nhân. Lúc này, một trong hai có thể yêu cầu ly hôn và sẽ được Tòa án giải quyết.

Đặc điểm của kết hôn là gì?

Căn cứ theo những quy định của pháp luật hiện hành, việc kết hôn giữa hai bên nam nữ sẽ có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, hôn nhân là sự liên kết giữa hai người, một nam và một nữ. Tuân thủ quy định hôn nhân một vợ một chồng.

Cụ thể, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hiện nay cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc cấm người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ (theo điểm c khoản 2 Điều 5). Bên cạnh đó, vì là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ, nên hiện nay những người cùng giới tính không thể xác lập quan hệ hôn nhân với nhau và pháp luật Việt Nam chưa công nhận hôn nhân đồng giới.

Thứ hai, việc kết hôn phải dựa trên cơ sở tự nguyện của hai bên nam nữ: tự quyết định việc kết hôn, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối và cũng không bị cản trở. Theo đó sau khi kết hôn, việc duy trì hay chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng dựa trên sự tự nguyện của mỗi bên vợ, chồng.

Thứ ba, trong quan hệ hôn nhân, giữa hai bên vợ chồng là hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật. Vợ và chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt, không phân biệt vợ chồng là người Việt Nam hay người nước ngoài, người thuộc dân tộc hoặc tôn giáo nào (theo khoản 2 Điều 2).

 Kết hôn có ý nghĩa như thế nào?

Ý nghĩa của kết hôn về mặt pháp lý

  • Đăng ký kết hôn là cơ sở pháp lý để pháp luật có thể bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên trong quan hệ hôn nhân. Bởi lẽ sau khi đăng ký kết hôn sẽ hình thành đời sống hôn nhân và bắt đầu thời kỳ hôn nhân, vợ chồng sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ với nhau trong quan hệ hôn nhân gia đình.
  • Nếu đăng ký kết hôn thì đương nhiên khi con sinh ra sẽ được khai sinh có đầy đủ cha lẫn mẹ, sống dưới một gia đình hạnh phúc có đầy đủ về mặt tình cảm cũng như về mặt pháp lý. Bên cạnh đó, nếu như đứa trẻ được sinh ra trong thời gian sống chung mà không kết hôn thì chỉ là con ngoài giá thú của hai người.
  • Giấy đăng ký kết hôn sẽ là một loại giấy tờ hộ tịch nhân thân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một người nằm trong trình trạng hôn nhân. Sau khi đăng ký kết hôn, sẽ trực tiếp phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ đối với người chồng và người vợ.
  • Đăng ký kết hôn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý hộ tịch, đảm bảo cho những trường hợp xác lập quan hệ vợ chồng phù hợp với quy định của pháp luật, theo trật tự pháp lý và ổn định xã hội. Đồng thời đăng ký kết hôn sẽ xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, những hủ tục tồn tại lâu dài trong xã hội, cản trở quá trình thực hiện chế độ hôn nhân tiến bộ trong xã hội.
  • Việc nam nữ sống chung mà không đăng ký kết hôn thì sẽ gặp rắc rối trong việc xác định tài sản chung và tài sản riêng, cũng như rất khó khăn để chứng minh và bảo vệ quyền lợi của mình. Ví dụ nếu hai người sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, khi chia tay sẽ rất khó để phân chia tài sản trong thời gian sống chung.

Ý nghĩa của kết hôn về mặt xã hội

  • Việc kết hôn đối với mỗi người có thể sẽ mang những ý nghĩa khác nhau, tuy nhiên ý nghĩa to lớn nhất của việc kết hôn đó là mong muốn có xây dựng một gia đình, một hạnh phúc cho riêng mình.
  • Việc quyết định đi đến kết hôn sẽ thúc đẩy trách nhiệm của cả hai bên nam nữ đối với cuộc sống gia đình chung say này chứ không phải chỉ là trách nhiệm riêng với nhau.
  • Việc kết hôn còn có ý nghĩa trong quá trình mỗi người tự hoàn thiện bản thân mình bởi vợ chồng tiếp xúc với nhau hàng ngày, đó là điều kiện khiến cho cả hai cùng nhau trưởng thành về nhận thức cũng như tình thần.
  • Khi chung sống với nhau, người bạn đời có thể là chiếc gương phản chiếu giúp chúng ta hiểu rõ mình hơn. Nhận thấy bản thân mình còn thiếu sót ở đâu, để từ đó có thể hoàn thiện bản thân để trở nên tốt đẹp hơn. Như vậy, việc kết hôn được xem là một sự ràng buộc thiêng liêng, mang đến cho mỗi người người bạn đời để có thể cùng nhau vượt qua mọi thử thách của cuộc sống. Những giá trị của hôn nhân có thể kể đến đó là sự thủy chung, là sự đồng cảm, thấu hiểu, vị tha và tình cảm, hạnh phúc gia đình.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Kết hôn là gì?. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488