Trên thực tế ta có thể thấy rằng, việc phân chia di sản và được hưởng thừa kế di sản thừa kế không còn quá xa lạ đối với mọi người ngay từ khi chưa có hiểu biết nhiều về pháp luật. Trong Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng đã quy định rất rõ về di sản thừa kế và quyền thừa kế theo pháp luật và di chúc. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Khi nào được chia di sản thừa kế?
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015
Di sản thừa kế là gì?
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015, di sản bao gồm: Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Các quyền tài sản có thể là di sản gồm: Quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền đòi nợ, quyền thừa kế giá trị, quyền sử dụng nhà thuê của Nhà nước. Di sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ của người chết. Do vậy, trong trường hợp người có tài sản để lại còn có cả nghĩa vụ về tài sản, thì thông thường phần nghĩa vụ này sẽ được thanh toán bằng tài sản của người chết. Phần còn lại sẽ được xác định là di sản thừa kế.
Khi nào được chia di sản thừa kế?
Về thời điểm mở thừa kế.
Theo quy định tại Điều 611 Bộ luật dân sự 2015:
- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật dân sự 2015.
- Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Những người thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau nên nếu muốn để lại tài sản cho mình anh thì những người còn lại nên lập văn bản từ chối nhận di sản.
Những người thừa kế đến UBND xã hoặc văn phòng công chứng để thực hiện thỏa thuận phân chia di sản. Nếu người có văn bản từ chối nhận di sản rồi thì có thể không đến.
Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản/hoặc văn bản khai nhận di sản thì anh mang giấy tờ này đi làm thủ tục sang tên cho bản thân.
Cụ thể cần thực hiện theo các bước thực hiện như sau:
Khai nhận di sản thừa kế. Hồ sơ cần chuẩn bị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014 như sau:
- Các giấy tờ liên quan quyền sở hữu di sản của người mất (Giấy CNQSDĐ chẳng hạn)
- Giấy tờ tùy thân của các đồng thừa kế (CMND, hộ khẩu)
- Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản (khai sinh)
Khi làm thủ tục khai nhận bắt buộc phải có những người nhận thừa kế có mặt ký tên, trường hợp người nào vắng mặt thì phải có giấy ủy quyền cho người khác hoặc những người còn lại.
- Về thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất:
- Thẩm quyền: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.
- Hồ sơ gồm: Bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng; sổ đỏ; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân, giấy chứng tử…).
Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.
Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà cho chủ sở hữu
Thời hiệu thừa kế.
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015:
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định của pháp luật; Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Trong thời hạn này, người thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án chia thừa kế, xác định quyền thừa kế của mình, truất quyền thừa kế của người khác. Hết thời hạn này, người thừa kế không còn quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế sẽ được tính từ thời điểm bắt đầu của ngày tiếp theo ngày xảy ra sự kiện người để lại di sản chết và thời điểm kết thúc là thời điểm kết thúc ngày tương ứng 10 năm sau. Tuy nhiên được hiểu thời điểm mở thừa kế là thời điểm được xác định bằng giờ người để lại di sản chết, tại thời điểm đó xác định người thừa kế, di sản của người chết… để bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế.
Điều kiện để bản di chúc được coi là hợp pháp
Căn cứ Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau:
Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Như vậy, một bản di chúc hợp pháp phải được lập trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Khi nào được chia di sản thừa kế? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: