Kinh doanh thương mại dịch vụ là gì?

by Hồng Hà Nguyễn

Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ… giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ… cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.

Dịch vụ là những hoạt động lao động của con người, không tồn tại dưới dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu, nhằm thỏa mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.

Thương mại dịch vụ chính là hoạt động thương mại có đối tượng là dịch vụ, diễn ra giữa bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ, đây là quá trình liên hoàn bao gồm nhiều khâu có liên quan mật thiết với nhau. Do đối tượng của thương mại dịch vụ là dịch vụ nên việc định nghĩa về thương mại dịch vụ thường không đồng nhất.

Kinh doanh thương mại dịch vụ là gì?

Kinh doanh thương mại dịch vụ là gì?

Đặc điểm của thương mại dịch vụ

Về phạm vi: Thương mại dịch vụ có phạm vi hoạt động rất rộng, đó là từ dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân đến dịch vụ sản xuất, kinh doanh, quản lý trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, thu hút đông đảo người tham gia với trình độ cũng rất khác nhau, từ lao động đơn giản như giúp việc gia đình, bán các hàng lưu niệm ở khu du lịch đến lao động chất xám có trình độ cao như các chuyên gia tư vấn, chuyên gia giáo dục…, do đó đây là một lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển và tạo được nhiều công ăn việc làm, rất có ý nghĩa về kinh tế – xã hội ở nước ta hiện nay.

Về sự ảnh hưởng: Thương mại dịch vụ hiện nay đang có sự lan tỏa rất lớn, ngoài tác dụng trực tiếp của bản thân dịch vụ, nó còn có vai trò trung gian đối với sản xuất và thương mại hàng hóa, nên phát triển thương mại dịch vụ có ảnh hưởng gián tiếp lên tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, do đó tác dụng của thương mại dịch vụ là rất lớn. Người ta tính rằng, nếu thương mại dịch vụ được tự do hóa thì lợi ích của nó còn cao hơn thương mại hàng hóa hiện nay và xấp xỉ bằng lợi ích thu được khi tự do hóa thương mại hàng hóa hoàn toàn cho cả hàng hóa nông nghiệp và hàng hóa công nghiệp.

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp quyền tác giả

Về sự lưu thông qua biên giới của thương mại dich vụ: Thương mại dịch vụ khi lưu thông qua biên giới gắn với từng con người cụ thể, chịu tác động bởi tâm lý, tập quán, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ và cá tính của người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ, điều này khác với thương mại hàng hóa, sản phẩm là vật vô tri vô giác, đi qua biên giới có bị kiểm soát nhưng không phức tạp như kiểm soát con người trong thương mại dịch vụ, vì thế mà thương mại dịch vụ phải đối mặt nhiều hơn với những hàng rào thương mại so với thương mại hàng hóa.

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyên tắc tắc minh bạch trong thương mại dịch vụ

Cơ sở pháp lý: Điều 2, 3 Hiệp định GATS.

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này, mỗi Thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác.

Các Thành viên có thể duy trì biện pháp không phù hợp với quy định tại khoản 1 của Điều này, với điều kiện là biện pháp đó phải được liệt kê và đáp ứng các điều kiện của Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II.

Các quy định của Hiệp định này không được hiểu là để ngăn cản bất kỳ một Thành viên nào dành cho các nước lân cận những lợi thế nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trong phạm vi giới hạn của vùng biên giới.

Nguyên tắc tắc minh bạch

Các Thành viên phải nhanh chóng công bố mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành Hiệp định này, chậm nhất trước khi các biện pháp đó có hiệu lực thi hành, trừ những trường hợp khẩn cấp. Những Hiệp định quốc tế có liên quan hoặc tác động đến thương mại dịch vụ mà các Thành viên tham gia cũng phải được công bố.

Trong trường hợp việc công bố quy định tại khoản 1 của Điều này không thể thực hiện được, các thông tin đó phải được công khai theo cách thức khác.

Các Thành viên phải nhanh chóng và ít nhất mỗi năm một lần thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ về các văn bản pháp luật mới hoặc bất kỳ sửa đổi nào trong các luật, quy định hoặc hướng dẫn hành chính có tác động cơ bản đến thương mại dịch vụ thuộc các cam kết cụ thể theo Hiệp định này.

Mỗi Thành viên phải trả lời không chậm trễ tất cả các yêu cầu của bất kỳ một Thành viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến các biện pháp được áp dụng chung hoặc hiệp định quốc tế nêu tại khoản 1. Mỗi Thành viên cũng sẽ thành lập một hoặc nhiều điểm cung cấp thông tin cụ thể theo yêu cầu của các Thành viên khác về những vấn đề nêu trên cũng như những vấn đề thuộc đối tượng được yêu cầu thông báo quy định tại khoản 3. Các điểm cung cấp thông tin này sẽ được thành lập trong vòng hai năm kể từ ngày Hiệp định thành lập WTO ( theo Hiệp định này gọi là “Hiệp định WTO”) có hiệu lực. Mỗi nước Thành viên đang phát triển có thể thỏa thuận thời hạn linh hoạt thích hợp cho việc thành lập các điểm cung cấp thông tin đó. Các điểm cung cấp thông tin không nhất thiết phải là nơi lưu trữ các văn bản pháp luật.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488