Lao động nữ đang nuôi con nhỏ có phải làm ca đêm?

by Nguyễn Thị Giang

Quy định về sử dụng lao động nữ mang thai, đang nuôi con nhỏ làm việc ban đêm như thế nào? là câu hỏi được nhiều người quan tâm và được quy định rõ ràng trong Bộ luật lao động năm 2019. Qua bài viết dưới đây thì Luật Đại Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc Lao động nữ đang nuôi con nhỏ có phải làm ca đêm?

Lao động nữ đang nuôi con nhỏ có phải làm ca đêm?

Lao động nữ đang nuôi con nhỏ có phải làm ca đêm?

Căn cứ pháp lý

  • Luật dân sự 2015
  • Luật lao động 2019

Lao động nữ đang nuôi con nhỏ có phải làm ca đêm?

Căn cứ khoản 1 Điều 137 BLLĐ năm 2019, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

  • Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
  • Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Theo đó, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) và lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm.

Đồng nghĩa với đó, người sử dụng lao động vẫn có thể sử dụng lao động nữ mang thai làm việc ban đêm nếu người đó mang thai dưới 07 tháng hoặc dưới 06 tháng (với công việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo). Đây là một trong các quyền về bảo vệ thai sản được quy định riêng dành cho lao động nữ. Quy định này giúp đảm bảo về mặt sức khỏe cho lao động nữa trong thời kì thai sản cũng như khi nuôi con nhỏ.

Bộ luật lao động năm 2019 đã cho phép người sử dụng lao động sử dụng người lao động nuôi con dưới 12 tháng làm việc ban đêm nếu được người lao động đồng ý.

Doanh nghiệp bắt Lao động nữ đang nuôi con nhỏ có phải làm ca đêm bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP; quy định về vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  • Sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa;
  •  Sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động đồng ý;

Quyền lợi riêng khác của lao động nữ khi mang thai

Được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm/lần

Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động.

Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.

Nuôi con dưới 12 tháng được nghỉ 60 phút/ngày

Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Nếu không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ; người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.

Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi mang thai

Lao động nữ mang thai nếu tiếp tục làm việc mà có ảnh hưởng xấu tới thai nhi và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp này vẫn được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp; dù không đảm bảo thời gian báo trước theo quy định của pháp luật.

Được tạm hoãn hợp đồng lao động khi mang thai

Cho phép lao động nữ mang thai mà có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, được quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Khi tạm hoãn hợp đồng; lao động nữ mang thai phải thông báo cho người sử dụng kèm theo xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh.

Không bị xử lý kỷ luật khi mang thai và nuôi con nhỏ

Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian mang thai; nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Do đó, nếu vi phạm nội quy lao động trong thời gian mang thai; và nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người lao động sẽ không bị xử lý kỷ luật.

Không bị sa thải phụ nữ mang thai

Theo Điều 162 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; nếu sa thải trái pháp luật đối với phụ nữ mang thai, người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người sử dụng lao động là cá nhân có thể bị phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 03 năm.

Như vậy, sa thải phụ nữ mang thai có thể bị phạt đến 3 năm tù.

Không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do mang thai

Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019 nghiêm cấm người sử dụng lao động không được sa thải; hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai; nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo điểm i khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP; trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ vì lý do có thai; người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.

Không phải làm đêm, làm thêm, đi công tác xa khi mang thai

Theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019. Người lao động mang thai từ tháng thứ 07; hoặc từ tháng thứ 06 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo); sẽ không phải làm việc bân đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.

Tuy nhiên, nếu người lao động đồng ý; thì người sử dụng lao động vẫn được được sử dụng người lao nữ mang thai làm đêm; làm thêm giờ, đi công tác xa.

Bình đẳng với lao động nam về lương, thưởng, thăng tiến

Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam; thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần.

Được hưởng chế độ thai sản

Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý; hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; thì lao động nữ được nghỉ việc tối đa 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Lao động nữ đang nuôi con nhỏ có phải làm ca đêm? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488