Mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động, so sánh mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường, cùng với đó là chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, quan hệ cung cầu lao động, việc làm và thất nghiệp, khả năng chi trả của doanh nghiệp.Về vấn đề Lương tối thiểu vùng 2023 có gì đặc biệt Luật Đại Nam xin giải đáp như sau:
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 38/2022/NĐ-CP
Mức lương tối thiểu vùng năm 2023
Mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động, so sánh mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường, cùng với đó là chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, quan hệ cung cầu lao động, việc làm và thất nghiệp, khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Theo quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2023, mức lương tối thiểu vùng theo tháng và mức lương tối thiểu vùng theo giờ như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng |
Mức lương tối thiểu giờ |
Vùng I |
4.680.000 VNĐ |
22.500 VNĐ |
Vùng II |
4.160.000 VNĐ |
20.000 VNĐ |
Vùng III |
3.640.000 VNĐ |
17.500 VNĐ |
Vùng IV |
3.250.000 VNĐ |
15.600 VNĐ |
Bảng mức lương tối thiểu vùng theo tháng và theo giờ
Ngoài ra, Nghị định số 38/2022/NĐ-CP không quy định mức lương trả cho lao động đã qua đào tạo cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng tương ứng. Nhưng với các nội dung đã cam kết trong hợp đồng lao động, hoặc các thỏa thuận hợp tác khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì vẫn tiếp tục được thực hiện (trừ một số trường hợp đặc biệt).
Theo đó, tiền lương trả cho người lao động đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghệ sẽ cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương tối thiểu, trừ trường hợp 02 bên có thỏa thuận khác.
Mức lương tối thiểu vùng đối với người có bằng cao đẳng, đại học là bao nhiêu?
Hiện hành, Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã không còn quy định về việc trả lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, tại Công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN, Bộ LĐTB&XH hướng dẫn:
Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.
Như vậy, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Đối tượng áp dụng lương tối thiểu vùng là ai?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng lương tối thiểu vùng là:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
– Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
- Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
– Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Lương tối thiểu vùng 2023 có gì đặc biệt. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM