Ly hôn có bắt buộc phải tiến hành hòa giải

by Nguyễn Thị Giang

Hòa giải là một trong những cách giải quyết tranh chấp nói chung và ly hôn nói riêng. Ưu điểm của phương pháp này là mâu thuẫn hôn nhân được giải quyết dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Các bên vẫn giữ được hòa khí và tranh chấp được giải quyết theo sự tự nguyện của các bên. Nhiều người đặt ra câu hỏi là Ly hôn có bắt buộc phải tiến hành hòa giải Về vấn đề này Luật Đại Nam xin giải đáp như sau:

Ly hôn có bắt buộc phải tiến hành hòa giải

Ly hôn có bắt buộc phải tiến hành hòa giải

Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
  • Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 hướng dẫn mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án với các quy định về án phí dân sự, tạm ứng án phí dân sự, án phí hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, án phí hành chính sơ thẩm, phúc thẩm.

Hòa giải là gì?

Hòa giải là một trong bốn hình thức giải quyết tranh chấp dân sự phổ biến; cùng với thương lượng, trọng tài và khởi kiện lên Tòa án. Hiểu đơn giản đây là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của một bên thứ ba. Bên thứ ba này sẽ đóng vai trò như người trung gian tiến hành thuyết phục, hỗ trợ cho các bên trong thỏa thuận, thương lượng để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bất đồng với nhau.

Hòa giải được sử dụng triệt để trong giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp hôn nhân gia đình. Nhận thức được vai trò quan trọng của hòa giải. Việt Nam đã ban hành hai đạo luật điều chỉnh loại hình giải quyết tranh chấp này. Đó là Luật hòa giải, đối thoại tại tòa án 2020 và Luật hòa giải ở cơ sở 2013.

Mục đích của phương pháp giải quyết tranh chấp này là chỉ ra những điểm đúng, sai của hai bên. Và từ đó để cho hai vợ chồng có thời gian về suy nghĩ lại về yêu cầu ly hôn. Kết quả cuối cùng là mong muốn hai vợ chồng có thể hàn gắn, quay lại với nhau. Trong các vụ án chấm dứt quan hệ hôn nhân, thủ tục này có ý nghĩa vô cùng to lớn để hàn gắn mối quan hệ đã rạn nứt.

Quy định về hòa giải trong giải quyết ly hôn

Căn cứ điều 52 và điều 54 Luật hôn nhân gia đình  2014. Hoạt động hòa giải trong giải quyết ly hôn như sau:

Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Hòa giải tại cơ sở được quy định chi tiết trong Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013. Hòa giải tại cơ sở được thực hiện trước khi vợ chồng nộp đơn lên Tòa án có thẩm quyền. Vì vậy hòa giải tại cơ sở có thể áp dụng cho mọi trường hợp ly hôn.

Điều 54. Hòa giải tại Tòa án

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Hòa giải tại Tòa án bao gồm hòa giải tiền tố tụng và hòa giải trong tố tụng. Được quy định chi tiết trong Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình thì có hai hình thức hòa giải có thể được sử dụng trong giải quyết các vụ việc ly hôn: hòa giải tại cơ sở và hòa giải tại Tòa án.

Thủ tục hòa giải trong ly hôn

Hòa giải tại cơ sở là hoạt động hòa giải được tiến hành ở cấp cơ sở (tổ dân phố, thôn, ấp,…), là việc hòa giải viên (người được bầu bởi người dân tại cơ sở đó) hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quy định của Luật hòa giải cấp cơ sở.

Theo Luật hòa giải ở cơ sở 2013 thì hòa giải được tiến hành khi một hoặc các bên yêu cầu hòa giải; khi hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ việc thuộc phạm vi hòa giải; khi theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải; hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức có liên quan. Xét trong trường hợp ly hôn thì thường chỉ căn cứ thứ nhất được áp dụng vì các vụ việc ly hôn là chuyện riêng của hai vợ chồng, ít công khai ra ngoài.

Về thành phần, các bên tham gia vào hoạt động hòa giải tại cơ sở trong vụ việc ly hôn bao gồm hai bên vợ chồng, hòa giải viên và người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác.(nếu được hòa giải viên hoặc hai bên vợ chồng mời).

Trình tự thủ tục hòa tại cơ sở được thực hiện như thế nào?

Bước 1: Phân công hòa giải viên

Hòa giải viên được bầu lên bởi các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố và được phê chuẩn bởi chủ tịch UBND xã. Hòa giải viên trong một thôn, tổ dân phố sẽ tập hợp trong đơn vị, gọi là tổ hòa giải. Đứng đầu mỗi tổ hòa giải là tổ trưởng. Khi có vụ việc hòa giải theo căn cứ nói trên thì tổ trưởng sẽ phân công hòa giải viên phụ trách vụ việc hòa giải ly hôn.

Bước 2: Chuẩn bị hòa giải

Sau khi được phân công và đồng ý tham gia thì hòa giải viên sẽ bắt đầu tìm hiểu nội dung vụ việc. Nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, lợi ích mà mỗi bên hướng tới. Trong quá trình này, Hòa giải viên có quyền đề nghị được cung cấp tài liệu, bằng chứng liên quan đến vụ việc và xem xét cụ thể, tỉ mỉ các tài liệu, bằng chứng đó.

Sau khi nắm rõ các tình tiết vụ việc. Hòa giải viên sẽ tìm hiểu các quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp mối quan hệ giữa các bên mâu thuẫn; tranh chấp trong hôn nhân và từ đó lập phương án hòa giải phù hợp.

Hòa giải viên cần thống nhất với các bên mâu thuẫn, tranh chấp về thời gian và địa điểm thực hiện hòa giải, thành phần tham dự hòa giải, việc hòa giải tiến hành công khai hay không công khai.

Thời gian thực hiện các công việc trên là 03 ngày kể từ ngày được phân công hòa giải.

Bước 3: Tiến hành hòa giải

Sau khi hòa giải viên và các bên hoàn tất công tác chuẩn bị, buổi hòa giải sẽ được tiến hành. Buổi hòa giải có thể tiến hành công khai hoặc công khai tùy theo yêu cầu của các bên vợ chồng. Tại buổi hòa giải này, hòa giải viên sẽ tiến hành hòa giải trực tiếp bằng lời nói. Trường hợp hòa giải thành thì các bên sẽ cùng lập văn bản thỏa thuận ghi nhận thỏa thuận của các bên. Trường hợp hòa giải không thành và hai bên không yêu cầu tiếp tục hòa giải thì hòa giải viên sẽ chấm dứt hòa giải để vụ việc  mâu thuẫn hôn nhân tiếp tục được giải quyết bằng các thủ tục khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Ly hôn có bắt buộc phải tiến hành hòa giải. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488