Mẫu hợp đồng giả cách theo quy định mới nhất

by Lê Quỳnh

Hợp đồng giả cách là gì? Tại sao mọi người lại tiến hành ký kết hợp đồng giả cách? Bài viết mẫu hợp đồng giả cách theo quy định mới nhất  sau đây, Luật Đại Nam sẽ tiến hành phân tích và làm rõ khái niệm này đến bạn đọc. Qua đó bổ sung một số kiến thức pháp lý có liên quan cần thiết.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015.

Hợp đồng giả cách là gì?

Hợp đồng giả cách là thuật ngữ ám chỉ những trường hợp khi các bên tham gia hợp đồng tạo ra một giao dịch dân sự khác nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác của mình. Tức là, trong hợp đồng giả cách, các bên tham gia sẽ tạo ra một giao dịch khác, không phải là giao dịch chính, nhằm che giấu thực chất của giao dịch đó.

Mẫu hợp đồng giả cách theo quy định mới nhất

Mẫu hợp đồng giả cách theo quy định mới nhất

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ ràng và chi tiết về loại hợp đồng giả cách này. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại đang dần trở nên phổ biến trong thực tế và gây ra rất nhiều tranh cãi. Trong thực tiễn, hợp đồng giả cách được mọi người sử dụng phổ biến trong các giao dịch mua bán, vay vốn hoặc chuyển nhượng tài sản; và thường được xem là một biến tướng của hợp đồng tài sản.

Bởi đây là loại hợp đồng nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác, nên trong nhiều trường hợp sẽ gây ra cho các chủ thể ký kết nhiều bất cập pháp lý và rủi ro pháp lý vô cùng nghiêm trọng. Ví dụ: Trong lĩnh vực bất động sản những đối tượng lừa đảo thường sử dụng hợp đồng giả cách để làm công cụ chiếm đoạt tài sản của người khác. Bởi, người bị lợi dụng thường đang trong tình trạng rất cần tiền, rất muốn thực hiện giao dịch bán tài sản, vay mượn, thế chấp. Lợi dụng tâm lý của nạn nhân và sự không am hiểu pháp luật, cả tin dẫn tới những hợp đồng giả cách được ký kết và nạ nhân bị lừa. Tuy vậy, vấn đề lớn đối với các bên tham gia hợp đồng giả cách là việc khó đòi lại công bằng cho bên thị thiệt thòi.

Do đó, quý bạn đọc cần tỉnh táo và tiến hành tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan để tránh bị các đối tượng xấu trục lợi, dẫn đến những rủi ro không đáng có xảy ra trong tương lai.

Hệ quả của hợp đồng giả cách

Hợp đồng giả cách bản chất là một hợp đồng nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác; do đó về bản chất đây là một giao dịch dân sự vô hiệu. Từ đó sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập theo quy định tại Điều 124 và Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy, nếu một bên tham gia ký kết hợp đồng giả cách yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc trên thì sẽ dẫn đến hệ quả pháp lý như sau:

– Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

– Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền

– Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Tuy nhiên trong các trường hợp đã có trên thực tế thì: hầu như không thể xử lý hình sự các đối tượng lừa đảo được, vì tất cả các hợp đồng đều qua công chứng hợp pháp. Đồng thời, bởi nạn nhân đã ký và không thể hiểu hết hết hậu quả của giao dịch nên có thể đòi lại được quyền lợi nhưng cũng phải bán tài sản để trả nợ hoặc phải chịu một số hậu quả bất lợi khác. Ngoài ra, quá trình kiện tụng còn bị kéo dài gây tốn kém cũng như mệt mỏi hoặc số tiền vay ngày càng lớn đó có lãi khiến cho nhiều người dân biết mình bị lừa nhưng nhắm mắt bỏ qua.

Ví dụ về hợp đồng giả cách

Để quý độc giả rõ hơn về rủi ro khi tiến hành ký kết hợp đồng giả cách cũng như cách thức hoạt động của nó, Luật Đại Nam xin đưa ra ví dụ sau đây:

Bên A cho bên B vay tiền nhưng khi tiến hành giao dịch bên A buộc bên B phải ký hợp đồng mua bán nhà hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trên thực tế các bên muốn tiến đến đó là giao dịch vay tiền, chứ không phải giao dịch mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất.

Trong trường hợp này, nếu có tranh chấp và một trong các bên khởi kiện ra tòa án và có bằng chứng chứng minh giao dịch vay mượn thì tòa sẽ công nhận giao dịch vay tiền và tuyên vô hiệu giao dịch mua bán nhà đất.

Bởi bản chất của “giao dịch dân sự giả tạo” là không đúng với ý chí ban đầu của các bên hoặc ít nhất một bên (thường là bên yếu thế) khi tham gia giao dịch. Do vậy, loại giao dịch này thông thường được bên cho vay (trong giao dịch vay tiền) chủ động đưa ra nhằm mục đích là để thu hồi nợ nếu đến hạn người vay không trả.

Lúc này, bên cho vay sẽ sử dụng hợp đồng mua bán nhà đất đã ký trước đó để hoàn tất các thủ tục mua bán nhà đất và đăng ký với Nhà nước. Tài sản lúc này thuộc quyền sở hữu của người cho vay, người vay mất nhà đất. Nếu giá trị nhà đất lớn hơn số tiền vay (gốc và lãi) thì người vay bị thiệt.

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề mẫu hợp đồng giả cách theo quy định mới nhất do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488