Mẫu hợp đồng kinh tế mua bán

by Vũ Khánh Huyền

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng cao và ngày càng phức tạp hơn. Giao dịch giữa những người dân chủ yếu liên quan đến hàng tiêu dùng, phục vụ sinh hoạt thường ngày giữa người dân với các trung gian buôn bán, giữa nhà sản xuất kinh doanh với đại lý phân phối,.. từ đó sinh ra lợi ích kinh tế. Sau đây, dựa theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, Luật Đại Nam xin giải đáp vấn đề mẫu hợp đồng kinh tế mua bán.

Mẫu hợp đồng kinh tế mua bán

Mẫu hợp đồng kinh tế mua bán

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật Thương mại năm 2005

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa chính là một loại của hợp đồng thương mại. Mục đích của hợp đồng mua bán hàng hóa chính là hoạt động giao thương nhằm mục đích sinh lợi. Hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là tài sản đang hiện hữu ở hiện tại hoặc cũng có thể là những loại tài sản có thể hình thành trong tương lai. Tuy nhiên có một điểm lưu ý là các tài sản được xác định là bất động sản thì không được tiến hành hợp đồng dưới dạng hợp đồng mua bán hàng hóa.

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

– Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

– Hàng hóa bao gồm:

  • Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
  • Những vật gắn liền với đất đai.

Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa cần có

Hiện tại theo quy định của pháp luật thì nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ phải cần 07 nội dung cần phải có. Các nội dung quan trong cần phải có trong hợp đồng như thông tin về các bên trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, đối tượng giao dịch của hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định, số lượng, giá tiền, phương thức thanh toán và thời hạn thực hiện hợp đồng. Nếu hợp đồng không có các thông tin trên thì rất có thể hợp đồng sẽ phải tiến hành thỏa thuận và ký kết lại.

Theo quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng như sau:

– Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

– Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

Xem thêm: Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không ?

Hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị pháp lý như thế nào?

Hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị pháp lý như thế nào? Hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có giá trị pháp lý tại thời điểm khi hai bên chính thức tiến hành ký kết hợp đồng với nhau. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp đặc biệt do tính chất thỏa thuận của 02 bên mà hợp đồng có thể có hiệu lực sau thời điểm ký từ 03 đến 05 ngày. Kể từ thời điểm hai bên ký kết hợp đồng và hợp đồng mua bán hàng hóa chính thức có hiệu lực các bên sẽ có thể tiến hành các giao dịch đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng như sau:

– Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

– Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất

Mẫu hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa chuẩn pháp lý

Mẫu hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa hiện nay khá phổ biến và được chia sẽ trên các diễn đàn mạng xã hội một cách rộng rãi để người dân Việt Nam có thể lấy về và sử dụng một cách miễn phí. Tuy nhiên có một bất cập hiện nay chính là việc không phải mẫu hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa nào cũng chuẩn pháp lý. Chính vì thế Luật Đại Nam hiểu được tâm lý đó của bạn nên chúng tôi đã cho phát hành ra mẫu hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa chuẩn pháp lý gửi đến quý đọc giả tham khảo.

Cách làm hợp đồng kinh tế

Để soạn thảo hợp đồng kinh tế một cách chính xác nhất, cần lưu ý những vấn đề sau:

Xác định tư cách chủ thể các bên

Để xác định tư các chủ thể của các bên khi các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tham gia ký kết hợp đồng thì cần ít nhất một vài thông tin sau:

  • Đối với tổ chức, doanh nghiệp cần có thông tin như tên gọi, địa chỉ trụ sở, giấy phép hoạt động và người đại diện hợp pháp.
  • Đối với cá nhân các thông tin tối thiểu cần xác định là tên, số chứng minh nhân dân và địa chỉ thường trú.

Xác định tên gọi của hợp đồng

Tên gọi hợp đồng thường được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ: tên loại là hợp đồng mua bán, còn tên của hàng hoá là áo sơ mi, ta có Hợp đồng mua bán + áo sơ mi hoặc Hợp đồng dịch vụ + khuyến mại.

Xác định căn cứ ký kết hợp đồng

Những căn cứ ký kết hợp đồng có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên.

Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh.

Soạn thảo điều khoản quan trọng trong hợp đồng kinh tế

Các điều khoản, định nghĩa

Điều khoản, định nghĩa có tác dụng giúp các từ hoặc các cụm từ sử dụng nhiều lần hoặc các ký hiệu viết tắt được giải thích một cách thống nhất trong toàn bộ hợp đồng kinh tế.

Cần có những điều khoản để giải thích cho mọi người khi đọc đều có thể hiểu, tránh xảy ra tranh chấp không đáng có.

Điều khoản công việc

Trong hợp đồng dịch vụ thì điều khoản công việc (dịch vụ) mà bên làm dịch vụ phải thực hiện là không thể thiếu.

Những công việc này không những cần xác định một cách rõ ràng, mà còn phải xác định rõ: cách thức thực hiện, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của người trực tiếp thực hiện công việc, kết quả sau khi thực hiện dịch vụ.

Điều khoản tên hàng

Tuỳ từng loại hàng hoá mà các bên có thể lựa chọn một hoặc nhiều cách xác định tên hàng sau đây cho phù hợp:

  • Tên + xuất xứ; tên + nhà sản xuất;
  • Tên + phụ lục hoặc Catalogue;
  • Tên thương mại; tên khoa học;
  • Tên kèm theo công dụng và đặc điểm;
  • Tên theo nhãn hàng hoá hoặc bao bì đóng gói.

Điều khoản chất lượng hàng hóa

Trên thực tế, nếu điều khoản này không rõ ràng thì rất khó thực hiện hợp đồng và rất dễ phát sinh tranh chấp.

Nói chung chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thể hiện thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật và những đặc trưng của chúng.

Nếu các bên thỏa thuận chất lượng hàng hoá theo một tiêu chuẩn chung của một quốc gia hay quốc tế thì có thể chỉ dẫn tới tiêu chuẩn đó mà không cần phải diễn giải cụ thể.

Điều khoản số lượng

Nội dung này thường thể hiện trong mặt lượng của hàng hóa, cần làm rõ một số vấn đề trong hợp đồng về vấn đề này như đơn vị tính, tổng số lượng hoặc phương pháp xác định số lượng.

Điều khoản giá cả

Giá cả là vấn đề cơ bản trong các hợp đồng mua bán, khi thỏa thuận vấn đề này, các bên nên đề cập đến các nội dung sau: đơn giá, tổng giá trị và đồng tiền thanh toán.

Về đơn giá có thể xác định giá cố định hoặc đưa ra cách xác định giá (giá di động).

Điều khoản thanh toán

Có các phương thức thanh toán sau mà các bên có thể lựa chọn tùy thuộc vào đặc điểm riêng của hợp đồng, mối quan hệ, các điều kiện khác để quyết định:

  • Phương thức thanh toán trực tiếp
  • Phương thức nhờ thu và tín dụng chứng từ (L/C)

Điều khoản vi phạm

Tuỳ thuộc vào độ tin cậy, uy tín của cả hai bên mà có thể có hoặc không có điều khoản vi phạm.

Mức phạt thì các bên thỏa thuận, có thể ấn định một số tiền phạt cụ thể hoặc đưa ra cách thức tính tiền phạt linh động theo % giá trị phần hợp đồng vi phạm.

Tuy nhiên, các bên khi thỏa thuận về mức phạt phải căn cứ vào quy định của Luật thương mại để lựa chọn mức phạt trong phạm vi từ 8% trở xuống, nếu các bên thỏa thuận mức phạt lớn hơn thì phần vượt quá được coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô hiệu.

Điều khoản bất khả kháng

Bất khả kháng là sự kiện pháp lý nảy sinh ngoài ý muốn chủ quan của các bên, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng đã ký.

Trong thực tế, khi soạn thảo hợp đồng cần lưu ý thỏa thuận rõ ràng về những trường hợp bất khả kháng.

Trong điều khoản này các bên cần phải định nghĩa về bất khả kháng và quy định nghĩa vụ của bên gặp sự kiện bất khả kháng một cách cụ thể và chi tiết.

Điều khoản giải quyết tranh chấp

Đối với việc lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hay tại Toà án thì thỏa thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Cần chú ý khi các bên lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thì thỏa thuận phải nêu đích danh một tổ chức Trọng tài cụ thể.

Nếu chỉ thỏa thuận chung chung là: “trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trọng tài” thỏa thuận này vô hiệu.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Mẫu hợp đồng kinh tế mua bán. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488