Mẫu hợp đồng mua bán phần mềm

by Hủng Phong

Phần mềm là loại hàng hóa vẫn còn rất mới tại Việt Nam, chỉ 20 năm trở lại đây với sự bùng phát của công nghệ thông tin, hàng triệu phần mềm lớn nhỏ thi nhau ra đời với mục đích phục vụ các nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Giá trị của các phần mềm cũng từ nhỏ tới lớn và rất lớn, việc định giá phần mềm lên tới hàng trăm triệu đồng hay cả tỷ đồng cũng không còn hiếm gặp. Do đó khi mua bán phần mềm thì việc thể hiện sự thỏa thuận mua bán đó bằng một hợp đồng là điều cần thiết. Trong phạm vi bài viết này Luật Đại Nam sẽ cung cấp cho quý bạn đọc Mẫu hợp đồng mua bán phần mềm. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Mẫu hợp đồng mua bán phần mềm

Mẫu hợp đồng mua bán phần mềm

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật Thương mại 2005

Hợp đồng mua bán phần mềm là gì?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015).

Hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên với mục đích tạo ra quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các bên trong mối quan hệ kinh doanh, tài chính của cá nhân. Hợp đồng này có tính pháp lý cao và được quy định cụ thể trong bộ luật dân sự của Việt Nam. Các yếu tố cần có trong một hợp đồng dân sự bao gồm.

– Sự đồng ý giữa các bên về các điều khoản của hợp đồng

– Mục đích của hợp đồng phải hợp tác pháp

– Các nghĩa vụ và quyền của các bên trong hợp đồng phải rõ ràng cụ thể

– Hợp đồng phải được lập thành văn bản và đầy đủ thông tin về các bên nội dung thời gian địa điểm thực hiện

– Các bên phải tuân thủ các quy định của Pháp luật hiện hành khi thực hiện hợp đồng việc lập hợp đồng dân sự là rất quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia nếu có tranh chấp xảy ra hợp đồng sẽ là căn cứ để giải quyết vấn đề theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam

Vậy theo như quy định trên có thể định nghĩa Hợp đồng mua bán phần mềm là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên bán có trách nhiệm chuyển quyền sở hữu phần mềm cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

>>>>>Xem thêm: Mẫu Hợp đồng mua bán đơn giản

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán phần mềm

Theo quy định của BLDS 2015 và các văn bản có liên quan, doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác có quyền tự do thỏa thuận và ký kết Hợp đồng mua bán bản quyền phần mềm, nhưng để xác định được quyền hợp pháp đó và tư cách chủ thể của các bên thì cần phải đảm bảo các thông tin sau:

Đối với tổ chức, doanh nghiệp

  • Tên tổ chức, doanh nghiệp;
  • Trụ sở;
  • Giấy phép thành lập và người đại diện;

Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp. Các bên nên xuất trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này trước khi đàm phán, ký kết để đảm bảo hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền.

Đối với cá nhân

  • Họ và tên;
  • Số chứng minh thư/căn cước công dân/hộ chiếu;
  • Địa chỉ thường trú.

Nội dung này ghi chính xác theo chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ khẩu và cũng nên kiểm tra trước khi ký kết.

>>>>>Xem thêm: Quy định về hợp đồng dịch vụ pháp lý

Tên gọi của Hợp đồng

Tên gọi hợp đồng mua bán bản quyền phần mềm thường được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hóa, dịch vụ.

Căn cứ giao kết Hợp đồng

Phần này các bên thường đưa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán bản quyền phần mềm; có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên. Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh.

Hiệu lực của Hợp đồng

  • Hợp đồng mua bán bản quyền phần mềm được lập thành văn bản thì mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hiệu lực vào thời điểm khác. Các bên phải hết sức lưu ý điều này vì hợp đồng phải có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ.
  • Liên quan đến hiệu lực thi hành của hợp đồng  phần mềm thì vấn đề người đại diện ký kết (người ký tên vào bản hợp đồng) cũng phải hết sức lưu ý, người đó phải có thẩm quyền ký hoặc người được người có thẩm quyền ủy quyền. Thông thường đối với doanh nghiệp thì người đại diện được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư. Cùng với chữ ký của người đại diện còn phải có đóng dấu (pháp nhân) của tổ chức, doanh nghiệp đó.

Giá chuyển nhượng

Khi hên bên đã có thỏa thuận đi đến quyết định mua bán phần mềm thì giá chuyển nhượng trong hợp đồng phần mềm rất quan trọng. Đây cũng là căn cứ để xác định giá trị của phần mềm đó.

Phương thức thanh toán, hình thức thanh toán

Phương thức thanh toán trong hợp đồng phần mềm là rất quan trọng, do hai bên thỏa thuận, có thể thanh toán một lần hoặc nhiều lần tùy vào ý chí của mỗi bên. Căn cứ này cũng có thể ràng buộc các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Tùy vào nhu cầu của các bên mà phương thức thanh toán trong hợp đồng phần mềm có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Bản quyền phần mềm

Không ít trường hợp tranh chấp về bản quyền phần mềm dù đã có giao dịch mua bán,. Do đó việc quy định ai có quyền sở hữu bản quyền phần mềm đó cần được thể hiện rõ tại Hợp đồng mua bán phần mềm khi giao kết.

>>>>>Xem thêm: Hợp đồng miệng có giá trị pháp lý không?

Mẫu hợp đồng mua bán phần mềm

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán phần mềm

Thoả thuận trong Hợp đồng phải luôn đảm bảo các điều khoản về thời gian bàn giao, công dụng, chức năng hướng tới của phần mềm, sự ổn định, hiệu quả khi đưa phần mềm vào ứng dụng, các trách nhiệm bên cạnh khác như sự tương thích với hệ thống, dễ tiếp cận khách hàng, công nghệ mã nguồn mới, tính bảo mật cao và quan trọng hơn hết là các điều khoản về thanh toán, phạt và cam kết bảo trì, trách nhiệm sửa chữa, fix lỗi hệ thống nếu có phát sinh.

Nội dung của hợp đồng về việc mua bán phần mềm sẽ có các điều khoản về việc hỗ trợ và bảo hành, chăm sóc định kỳ. Ngoài ra hai bên còn có thể thỏa thuận về một số điều khoản để làm rõ về trách nhiệm cũng như công việc đối với quá trình triển khai hay bàn giao phần mềm.

Bên bán sẽ có nghĩa vụ đến vị trí của bên B để có thể thực hiện việc cài phần mềm vào hệ thống theo như yêu cầu. Trong quá trình thực hiện thì bên mua có những quyền như giám sát và đưa ra các ý kiến nếu như có căn cứ. Có thể đôn đốc và nhắc nhở bên bán thực hiện đúng với tiến độ bàn giao.

Khi đã thực hiện lắp đặt xong phần mềm thì bên mua có quyền nghiệm thu các sản phẩm và kiểm tra lắp đặt. Việc kiểm tra sẽ nhận thấy được tổng thể các vấn để như hiệu suất, chất lượng quảng cáo có đạt đúng yêu cầu như thỏa thuận không. Nếu không đạt yêu cầu thì có thể từ chối sản phẩm và yêu cầu bên bán phải lắp đặt lại hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.

>>>>>Xem thêm: Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam

Tại sao bạn nên lựa chọn Dịch vụ soạn thảo hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488