Nghỉ thai sản có phải đóng đảng phí không

by Trần Giang

Đối với đảng viên trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản sẽ không tham gia sinh hoạt Đảng. Vậy thời gian nghỉ thai sản có phải nộp đảng phí không? Trong bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ chia sẻ tới bạn đọc thông tin liên quan về nội dung trên: Nghỉ thai sản có phải đóng đảng phí không?

Nghi-thai-san-co-phai-dong-dang-phi-khong.jpg

Nghỉ thai sản có phải đóng đảng phí không?

Cơ sở pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
  • Điều lệ Đảng năm 2011
  • Văn bản số 03-HD/VPTW

Nghỉ thai sản có được miễn sinh hoạt Đảng?

Có một số trường hợp lao động nữ đang là Đảng viên thắc mắc, trong quá trình nghỉ sinh có được miễn sinh hoạt Đảng. Về vấn đề này, theo quy định tại Điều lệ Đảng năm 2011: Đảng viên không được miễn sinh hoạt Đảng trong thời gian nghỉ thai sản.

Cũng tại Điều 7 của Điều lệ Đảng năm 2011 quy định, việc miễn sinh hoạt Đảng chỉ áp dụng với Đảng viên tuổi cao, sức yếu tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt Đảng. Cụ thể:

“Điều 7. Đảng viên tuổi cao, sức yếu, tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng do chi bộ xem xét, quyết định”.

Như vậy, đối với trường hợp lao động nữ muốn nghỉ sinh hoạt Đảng trong thời gian thai sản cần phải làm đơn, hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ để chi bộ xem xét quyết định.

Nghỉ thai sản có phải đóng Đảng phí không?

Căn cứ vào Văn bản số 03-HD/VPTW ngày 06/7/2016 của Văn Phòng Trung ương Đảng hướng dẫn thực hiện chế độ Đảng phí theo Quyết định số 342-QĐ/TW ngày 28/12/2010 của Bộ Chính Trị, tại mục II.3 nêu rõ “Đảng viên hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng do bảo hiểm xã hội chi trả, mức đóng đảng phí bằng 0,5% tiền lương hưu, trợ cấp hằng tháng”.

Như vậy, khi Đảng viên nữ nghỉ chế độ thai sản theo quy định 06 tháng vẫn phải đóng đảng phí và mức đóng là 0.5%/1 tháng tiền Bảo hiểm xã hội được trợ cấp

Mức đóng đảng phí trong thời gian nghỉ thai sản

Trường hợp Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên thì đóng Đảng phí theo tỷ lệ % của thu nhập tháng. Mức đóng Đảng phí hiện nay được quy định tại Quyết định 342/QĐ-TW và hướng dẫn tại 141-CV/VPTW/nb, cụ thể như sau:

Đối tượng Mức đóng hàng tháng
Đảng viên trong cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội 1% tiền lương, các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội, tiền công
Đảng viên trong Quân đội nhân dân
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương theo cấp bậc quân hàm 1% tiền lương, các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ 1% phụ cấp
– Công nhân viên quốc phòng, lao động hợp đồng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội, tiền công
Đảng viên trong Công an nhân dân
– Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương theo cấp bậc quân hàm 1% tiền lương, các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội
– Công nhân, viên chức, người lao động hợp đồng, lao động tạm tuyển 1% tiền lương, các khoản phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội, tiền công
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn hưởng phụ cấp quân hàm; Học sinh, học viên hưởng sinh hoạt phí 1% phụ cấp, sinh hoạt phí
Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội
Đảng viên làm việc trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế
– Đảng viên làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế 1% tiền lương, phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội, tiền công
– Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp 1% tiền lương, phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị
Đảng viên khác ở trong nước
– Đảng viên thuộc các ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do 6.000 đồng – 10.000 đồng, tùy từng địa bàn(Đảng viên ngoài độ tuổi lao động mức đóng bằng 50%)
– Đảng viên là học sinh, sinh viên không hưởng lương, phụ cấp 3.000 đồng
– Đảng viên là chủ trang trại, chủ cửa hàng thương mại, sản xuất kinh doanh dịch vụ 15.000 đồng – 30.000 đồng, tùy từng địa bàn
Đảng viên sống, học tập, làm việc ở nước ngoài
– Đảng viên ra nước ngoài theo diện được hưởng lương hoặc sinh hoạt phí 1% tiền lương hoặc sinh hoạt phí
– Đảng viên đi du học tự túc 2 USD
– Đảng viên đi theo gia đình
– Đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống; kinh doanh dịch vụ nhỏ 3 USD
– Đảng viên đi xuất khẩu lao động 2 – 4 USD, tùy từng nước
– Đảng viên là chủ hoặc đồng sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại 10 USD

Lưu ý:

Đảng viên có nhiều khoản thu nhập thì đóng Đảng phí theo thu nhập ở cơ quan, đơn vị hoặc tại địa bàn nơi đảng viên sinh hoạt đảng.

Khuyến khích Đảng viên thuộc mọi đối tượng tự nguyện đóng Đảng phí với mức cao hơn (nhưng phải được chi ủy đồng ý)

Đảng viên có hoàn cảnh khó khăn sẽ được miễn, giảm mức đóng nếu có đơn đề nghị và được cấp ủy cơ sở phê duyệt.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Nghỉ thai sản có phải đóng đảng phí không? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488