Nguyên tắc áp dụng trong đăng ký nhãn hiệu

by Luật Đại Nam

Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, đây là đối tượng được pháp luật bảo vệ. Dấu hiệu để có thể phân biệt giữa các nhãn hiệu phải nhìn thấy được và được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, có thể mang nhiều màu sắc khác nhau. Vậy đăng ký nhãn hiệu có những nguyên tắc nào được áp dụng? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết sau:

nguyên tắc áp dụng trong đăng ký nhãn hiệu

Để thiết kế nhãn hiệu đủ điều kiện để Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, ngoại trừ các công việc như tra cứu nhãn, chuẩn bị hồ sơ bạn cần lưu ý một số nguyên tắc khi đăng ký nhãn hiệu áp dụng sau:

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên:

Theo quy định tại Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ thì khi có nhiều đơn của nhiều người đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu:

  • Đơn hợp lệ có ngày ưu tiên sớm nhất;
  • Đơn hợp lệ có ngày nộp đơn sớm nhất.

Nếu những đơn này có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trùng nhau thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn. Nếu những người nộp đơn không thỏa thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối.

Nguyên tắc ưu tiên:

Ngày ưu tiên sẽ được xác định theo “nguyên tắc ưu tiên”, được quy định tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 10 Nghị định 103/2006/NĐ-CP. Để có quyền ưu tiên, người nộp đơn phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Về chủ thể:

Người nộp đơn có thể là: 

+ Công dân Việt Nam

+ Công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước Paris;

  • Về đơn đăng ký:

+ Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris;

+ Đơn đầu tiên đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu;

+ Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

+ Có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

+ Nếu đơn đầu tiên được nộp tại nước ngoài: nộp kèm bản sao đơn đầu tiên, có xác nhận của cơ quan nhận đơn đó.

  • Lệ phí hưởng quyền ưu tiên: đã nộp đủ.

Nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên được chấp nhận thì ngày ưu tiên được xác định là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của công ty Luật Đại Nam:

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
  • Miễn phí tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
  • Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ – chi phí độc lập;
  • Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Công ty Luật Đại Nam luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện thủ tục. Vui lòng liên hệ Công ty Luật Đại Nam để được tư vấn cụ thể.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488