Nguyên tắc giải quyết khiếu nại đất đai

by Đàm Như

Khiếu nại dất đai là việc người sử dụng đất đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan có thẩm quyền. Các nguyên tắc giải quyết khiếu nại đất đai sẽ đảm bảo cho quá trình quản lý và sử dụng đất diễn ra phù hợp với ý chí của Nhà nước và nguyện vọng của người dân. Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề này để bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Hiến pháp năm 2013
  • Luật tố cáo năm 2011
  • Luật Đất đai năm 2013

Nguyên tắc giải quyết khiếu nại đất đai theo quy định của pháp luật

Nguyên tắc giải quyết khiếu nại đất đai, tố cáo trong quản lý, sử dụng đất đai để bảo đảm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai diễn ra phù hợp với ý chí của Nhà nước và nguyện vọng của người sử dụng đất, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là rất quan trọng nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ các yêu cầu của các bên theo quy định của pháp luật.

Do đó, việc giải quyết khiếu nại về đất đai phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc giải quyết khiếu nại đất đai

Nguyên tắc giải quyết khiếu nại đất đai

Thứ nhất, giải quyết khiếu nại về đất đai theo quy định của pháp luật. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phải căn cứ vào luật mới để xác định đúng, sai, tính chất, mức độ vi phạm; giải quyết, chấm dứt triệt để khiếu nại, tố cáo và bảo vệ lợi ích hợp pháp.

Thứ ba, phải thực sự khách quan, thận trọng và vô tư. Nguyên tắc này đòi hỏi sự thật phải được nhìn nhận một cách trung thực, bất kể mong muốn của các bên liên quan.

Thứ tư, kết hợp giải quyết khiếu nại về đất đai với giáo dục, thuyết phục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai. Thông qua quá trình này, người dân hiểu, ghi nhận và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của cơ quan đã giải quyết khiếu nại.

Năm là, giải quyết kịp thời, nhanh chóng, ngăn chặn, loại bỏ các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai

Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định cuối cùng.

Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được hành vi hành chính đó.

Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc khiếu nại, tố cáo về đất đai

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của người dân được pháp luật công nhận. Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Mọi người có quyền khiếu nại, tổ cảo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tố chức, cá nhân; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận giải quyết khỉểu nại, tố cảo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật…”.

Trong quan hệ pháp luật về đất đai, người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ khi quyền sử dụng đất hợp pháp của mình bị người khác xâm phạm.

  • Đối với người khiếu nại:

Có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện theo pháp luật;

Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

Có quyền khiếu nại tiếp hoặc rút khiếu nại ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề nguyên tắc giải quyết khiếu nại đất đai do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0967370488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488