Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ các, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.Tuy nhiên đây là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Sự phát triển của logistics đóng vai trò hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế. Phát triển thị trường dịch vụ logistics sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển, khuyến khích sự thu hút được vốn đầu tư trong và ngoài nước. Vì vậy, thu hút được khá nhiều nhà đầu tư trong đó có những nhà đầu tư nước ngoài.
Nội Dung Chính
Dịch vụ Logistics là gì?
Dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại trong đó thương nhân sẽ tổ chức thực hiện một hay nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển hàng, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, thực hiện các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn cho khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để được hưởng thù lao.
Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics cần phải đáp ứng các điều kiện về phương tiện, thiết bị, các công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và có đội ngũ nhân viên đáp ứng các yêu cầu.
Khi kinh doanh dịch vụ logistics các thương nhân có thể cung cấp những dịch vụ riêng lẻ hoặc cung cấp trọn gói dịch vụ. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện cung ứng dịch vụ theo chuỗi và có sự sắp xếp hợp lý để có thể tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian nhận hàng nhanh chóng và được nhận thù lao từ chính dịch vụ mình cung ứng.
Xem thêm: Thành lập công ty có vốn Hàn Quốc tại Việt Nam
Điều kiện với các nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh dịch vụ Logistics
Theo quy định tại Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics thì nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty logistics có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
Điều kiện chung
Thương nhân kinh doanh dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật với dịch vụ đó.
Thương nhân kinh doanh một phần hoặc toàn bộ hoạt động dịch vụ logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối internet thì ngoài việc phải đáp ứng các quy định đối với từng dịch vụ cụ thể còn phải đáp ứng các quy định về thương mại điện tử.
Điều kiện cụ thể
Ngoài ra nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên của tổ chức thương mại thế giới được cung cấp dịch vụ logistics còn phải đáp ứng các điều kiện:
- Trong trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển thì đươc thành lập công ty hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp nhưng vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49%.
- Kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển được thành lập công ty hoặc góp vốn, mua cổ phần trong công ty nhưng tỷ lệ vốn góp không được vượt quá 50%.
- Nếu kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ thì nhà đầu tư nước ngoài được thành lập công ty hoặc góp vốn, mua cổ phần tuy nhiên vốn góp không được vượt quá 51% và 100% lái xe của công ty phải là công dân Việt Nam.
Lưu ý: Mỗi hình thức kinh doanh logistics khác nhau thì sẽ có quy định về mức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài là khác nhau.
Phân loại các dịch vụ Logistics
Dịch vụ xếp dỡ container trừ các dịch vụ cung cấp tại sân bay.
Dịch vụ chuyển phát.
Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan.
Dịch vụ vận tải hàng không.
Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
Dịch vụ vận tải đa phương thức.
Quy trình thành lập công ty
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Khoản 1 Điều 36 Luật đầu tư).
Theo đó thì nhà đầu tư nước ngoài nộp 01 Bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tới cơ quan đăng ký đầu tư. Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Theo mẫu);
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Văn bản ủy quyền cho công ty Luật thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.
- Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và xem xét hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp
Chuẩn bị hồ sơ
Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý.
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý.
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ.
- Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Văn bản ủy quyền cho Công ty luật thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Thẩm quyền và thời gian giải quyết
- Sau khi nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được công bố Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Dịch vụ Luật Đại Nam hỗ trợ khách hàng mọi thủ tục về thành lập doanh nghiệp
- Tư vấn quy trình thành lập doanh nghiệp
- Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp
- Tư vấn phương thức lựa chọn loại hình doanh nghiệp
- Tư vấn các quy định pháp luật Doanh nghiệp theo yêu cầu của khách hàng
- Mở tài khoản ngân hàng sau khi thành lập doanh nghiệp
- Đăng ký chữ ký số điện tử;
- Phát hành hóa đơn điện tử;
- Kê khai và nộp thuế môn bài;
- Tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trọn gói với chi phí hợp lý cho các doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về Nhà đầu tư nước ngoài thành lập Logistics ở Việt Nam do Luật Đại Nam cung cấp. Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty thì cần phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cùng với giấy tờ đi kèm theo đúng quy định của pháp luật.
Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về Nhà đầu tư nước ngoài thành lập Logistics ở Việt Nam xin liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: