Bảo hộ thương hiệu là thủ tục hành chính; nhằm xác lập quyền cho thương hiệu của người nộp đơn thông qua việc được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ cho thương hiệu đó. Vậy nhãn hiệu được bảo hộ khi nào. Cùng Luật Đại Nam giải đáp các vấn đề liên quan trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
- Căn cứ pháp lý: Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất số 11/VBHN-VPQH năm 2022
Nội Dung Chính
Nhãn hiệu là gì?
Căn cứ quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất năm 2022 thì nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.
Quyền đăng ký nhãn hiệu là gì?
Quyền đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, các nhận có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Nhãn hiệu được đăng ký trên cơ sở kết quả xem xét đơn của người nộp đơn, căn cứ vào các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung đơn.
Tại sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Việc đăng ký nhãn hiệu với ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Nhãn hiệu được xem như một tài sản vô hình của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Do vậy, việc đăng ký độc quyền nhằm bảo vệ tài sản Sở hữu trí tuệ đối của mỗi cá nhân, tổ chức.
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Căn cứ Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất năm 2022, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện chung sau đây:
Thứ nhất, Là dấu hiệu có thể nhìn thấy và được thể hiện dưới các dạng sau:
- Chữ cái.
- Từ ngữ.
- Hình vẽ.
- Hình ảnh.
- Hình ba chiều.
- Sự kết hợp các yếu tố chữ, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều.
Các dấu hiệu này thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh dưới dạng đồ họa.
Thứ hai, Có khả năng phân biệt với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác.
Nhãn hiệu có khả năng phân biệt phải là nhãn hiệu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc được kết hợp từ nhiều yếu tố tạo thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt.
Nhãn hiệu được bảo hộ khi nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất năm 2022, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập như sau:
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thông thường: Xác lập dựa trên quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng: Xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào việc tổ chức, cá nhân sở hữu nhãn hiệu này có làm thủ tục đăng ký hay không.
Theo đó, nhãn hiệu có thể không cần làm thủ tục đăng ký vẫn được pháp luật bảo hộ. Trường hợp không cần đăng ký mà cũng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chỉ áp dụng đối với nhãn hiệu nổi tiếng, đây là nhãn hiệu bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhãn hiệu đã đăng ký được bảo hộ trong bao lâu?
Khi cá nhân, tổ chức thực hiện đăng ký nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó đủ điều kiện để được bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Thời hạn sử dụng của giấy chứng nhận này được quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất năm 2022 như sau:
“Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.”
Theo đó, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ trong thời gian kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đến hết thời gian 10 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Căn cứ điểm c khoản 19 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, để được gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời gian 06 tháng tính đến ngày giấy chứng nhận đó hết hiệu lực, đồng thời còn phải nộp các loại phí và lệ phí liên quan.
Trường hợp để quá hạn rồi mới nộp đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức phải nộp 10% lệ phí gia hạn hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp muộn so với thời hạn quy định.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về nhãn hiệu được bảo hộ khi nào để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0967370488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: