Nhãn hiệu là gì? Dấu hiệu dùng để làm nhãn hiệu

by Luật Đại Nam

Nhãn hiệu được hiểu theo nhiều cách nhưng định nghĩa của nó là gì? Dấu hiệu dùng để hình thành lên một nhãn hiệu như thế nào? 

Nhãn hiệu là gì? Dấu hiệu dùng để làm nhãn hiệu

Căn cứ: Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2019

Định nghĩa Nhãn hiệu

Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, Nhãn hiệu được định nghĩa như sau:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Trong đó gồm:

Nhãn hiệu thông thường được sử dụng phổ biến nhất

Nhãn hiệu tập thể là dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

– Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Nhãn hiệu liên kết là các do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

– Nhãn hiệu nổi tiếng là được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Dấu hiệu dùng để làm nhãn hiệu

Nhãn hiệu được tạo bằng từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, logo, hình 3D hay kết hợp những điều trên.

VD:

– Từ ngữ: các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của doanh nghiệp.

– Hình ảnh đặc trưng, Kí hiệu đặc biệt.

– Biểu trưng (logo): là các hình hoặc phần hình đặc trưng của doanh nghiệp;

– Khẩu hiệu đặc trưng (slogan);

– Màu sắc đặc trưng,..

Các trường hợp không được sử dụng những dấu hiệu sau:

– Hình quốc kỳ, quốc huy của các nước

– Biểu tượng, cờ của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội,..

– Tên, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc,…

– Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức.

– Nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng của hàng hóa, dịch vụ

-> Không được sử dụng các nhãn hiệu trùng với các trường hợp trên hay tương tự như vậy. Nếu có một trong những điều trên sẽ không được cấp bảo hộ.

Quyền đăng ký nhãn hiệu

Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ (điều này được sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp

Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5.Đồng sở hữu

Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng brand đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng brand đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

Đối với brand được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu  đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký  nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488