Nhập tài sản riêng vào tài sản chung được thực hiện như thế nào?

by Nguyễn Thị Giang

Tài sản chung và tài sản riêng của hai vợ chồng được xác định như thế nào ? Có thể gộp tài sản riêng vào tài sản chung được hay không ? Để tìm hiểu về nội dung Nhập tài sản riêng vào tài sản chung được thực hiện như thế nào? hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu rõ thông qua bài viết dưới đây.

Nhập tài sản riêng vào tài sản chung được thực hiện như thế nào?

Nhập tài sản riêng vào tài sản chung được thực hiện như thế nào?

Cơ sở pháp lý:

  • Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội
  • Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch

Một số định nghĩa có liên quan

Tài sản riêng của vợ, chồng là gì?

Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định của pháp luật, bao gồm:

  • Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
  • Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng sau khi chia tài sản chung của vợ, chồng;
  • Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ;
  • Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;
  • Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân thì vợ, chồng đều có thể có tài sản riêng của mình và nếu là tài sản riêng của vợ, chồng thì sẽ thuộc quyền sở hữu của mỗi người.

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là gì?

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình thì: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”

Bên cạnh đó, Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có hướng dẫn chi tiết quy định trên như sau:

Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

  • Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 của nghị định này;
  • Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;
  • Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

  • Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng.

Sáp nhập tài sản là gì?

Sáp nhập tài sản không có khái niệm trong văn bản quy phạm pháp luật nhưng có thể được hiểu là việc đem tài sản ban đầu nhập vào một tài sản khác. Chủ sở hữu các tài sản ban đầu khác nhau. Kết quả là từ tài sản ban đầu cùng với tài sản sáp nhập tạo thành một khối tài sản thống nhất.

Sáp nhập tài sản dễ bị nhầm lẫn với trộn lẫn tài sản. Sau đây là đặc điểm cần lưu ý để phân biệt hai trường hợp trên:

– Trong trường hợp sáp nhập tài sản, khi xác lập quyền sở hữu vẫn có thể chia tài sản sáp nhập bằng cách xác định vật chính, vật phụ; nếu không xác định được thì khối tài sản sáp nhập mới thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu tài sản.

– Trong trường hợp trộn lẫn tài sản, khi xác lập quyền sở hữu thì không thể chia được khối tài sản đã trộn lẫn nên tài sản này thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu.

Nhập tài sản riêng vào tài sản chung được thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định Tài sản chung của vợ chồng như sau:

  • Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Tài sản mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

  •  Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Từ quy định nêu trên, thấy rằng tài sản có trước khi kết hôn là tài sản riêng của vợ, chồng.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định vợ, chồng có quyền định đoạt nhập hoặc không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Về bản chất, việc chuyển tài sản riêng của vợ/chồng thành tài sản chung của vợ chồng là việc tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng. Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, thỏa thuận này phải được lập thành văn bản có công chứng/chứng thực.

Trình tự thực hiện chuyển tài sản riêng của vợ/chồng thành tài sản chung vợ chồng

Bước 1: Vợ chồng ký văn bản thỏa thuận chuyển tài riêng thành tài chung

Văn bản này được lập tại tổ chức hành nghề công chứng (văn phòng công chứng/phòng công chứng) có trụ sở đặt tại cấp tỉnh nơi có đất/Ủy ban nhân dân cấp xã/phường nơi có đất.

Hồ sơ vợ chồng cần chuẩn bị gồm có như: Giấy chứng nhận (sổ đỏ/sổ hồng) đã được cấp; Giấy chứng nhận kết hôn; Giấy tờ tùy thân của vợ chồng (căn cước công dân…), sổ hộ khẩu và các giấy tờ khác nếu được công chứng viên/người có thẩm quyền chứng thực đề nghị.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, vợ/chồng bạn liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã/phường nơi có đất để thực hiện chứng thực/chứng nhận thỏa thuận chuyển tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng.

Bước 2: Thực hiện đăng ký biến động/sang tên tại cơ quan có thẩm quyền

Vợ chồng bạn thực hiện thủ tục đăng ký biến động/sang tên sau khi đã ký kết văn bản thỏa thuận chuyển tài sản riêng thành tài sản chung tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Lưu ý:

  • Thủ tục sang tên vẫn được tiến hành như thủ tục mua bán/chuyển nhượng đất đai thông thường;
  • Hồ sơ thực hiện sang tên trong trường hợp chuyển tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
  •  Văn bản thỏa thuận tài sản riêng thành tài sản chung (bản chính);
  •  Giấy tờ tùy thân, sổ đỏ, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn.

Nhập tài sản riêng vào tài sản chung có mất thuế hay không?

Về thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi thuộc một trong các loại thu nhập sau đây, người có thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân:

  • Thu nhập từ kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở lên: Sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ…
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công: Tiền lương, tiền cong, phụ cấp, trợ cấp trừ ưu đãi người có công, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp một lần khi sinh con…
  •  Thu nhập từ đầu tư vốn gồm: Tiền lãi cho vay, lợi tức của cổ phần…
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: Chuyển nhượng phần vốn, chứng khoán…
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; quyền thuê đất, thuê mặt nước…
  • Thu nhập từ trúng thưởng: Xổ số, trúng thưởng khuyến mại, cá cược…
  •  Thu nhập từ bản quyền.
  • Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
  • Thu nhập từ thừa kế (chứng khoán, bất động sản phải đăng ký sở hữu…), quà tặng là chứng khoán…
  • Tuy nhiên, nếu thuộc các trường hợp dưới đây thì dù có thu nhập vẫn được miễn thuế thu nhập cá nhân:
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, cha mẹ đẻ với con đẻ…
  •  Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng, cha mẹ đẻ với con đẻ…

Theo quy định đó, quan hệ vợ chồng dù chuyển nhượng, thừa kế hay tặng cho bất động sản (nhà, đất) đều không thuộc trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Đặc biệt, việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng không phải chuyển nhượng hay tặng cho bất động sản. Do đó, căn cứ các quy định trên, đây không phải trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng không phải giao dịch phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Về lệ phí trước bạ

Căn cứ điểm c khoản 16 Điều 5 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, tài sản hợp nhất của vợ chồng sau khi kết hôn, tài sản phân chia của vợ chồng khi ly hôn theo bản án/quyết định có hiệu lực của Toà án là hai trong số các trường hợp được miễn lệ phí trước bạ.

Do đó, nếu nhập tài sản riêng của vợ chồng vào tài sản chung thì giao dịch này sẽ được miễn lệ phí trước bạ.

Theo quy định trước đây, các trường hợp được miễn lệ phí trước bạ nêu tại điểm c khoản 16 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) chỉ quy định miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký lại tài sản đã được cấp Sổ đỏ cho các thành viên hộ gia đình mà không quy định trường hợp nhập hoặc phân chia tài sản vợ chồng.

Như vậy, từ nay, khi nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng không mất thuế thu nhập cá nhân và cũng không mất lệ phí trước bạ 0,5% như trước đây.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Nhập tài sản riêng vào tài sản chung được thực hiện như thế nào? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488