Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng

by Vũ Khánh Huyền

Soạn thảo hợp đồng là quá trình tạo lập các điều khoản chứa đựng sự thỏa thuận của các bên dựa trên các quy định pháp luật tương ứng điều chỉnh mối quan hệ xã hội mà các bên đang xác lập. Đối với việc soạn thảo hợp đồng phải đầy đủ nội dung mà các bên đã thỏa thuận với nhau. Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu chi tiết về những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng qua bài viết dưới đây !

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng

Khái quát về soạn thảo hợp đồng:

• Đối với việc soạn thảo hợp đồng:

– Phải đầy đủ nội dung mà các bên đã thỏa thuận với nhau;

– Thỏa thuận của các bên phải hợp pháp;

– Tiên liệu được các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng;

– Đủ các bộ phận cấu thành của hợp đồng;

– Các điều khoản nên được đặt tên và nội dung trong điều khoản phải phù hợp với tên gọi của điều khoản;

– Nội dung rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu và hiểu theo nghĩa thống nhất;

– Ngôn ngữ phổ thông, thuật ngữ kinh tế và  pháp lý phải chính xác.

• Đối với việc đàm phán hợp đồng:

Đàm phán là thực hiện một hoặc nhiều cuộc đối thoại, thương lượng giữa hai bên hoặc nhiều bên có ý muốn quan hệ đối tác với nhau nhằm mục đích tiến đến một thoả thuận chung đáp ứng yêu cầu cá nhân hoặc yêu cầu hợp tác kinh doanh của các bên tham gia đàm phán. Mục tiêu của việc đàm phán nhẳm đảm bảo an toàn về mặt pháp lý và có lợi ích về kinh tế.

– Ở giai đoạn đàm phán, chưa phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên đàm phán (chỉ khi ký kết hợp đồng mới phát sinh các quyền và nghĩa vụ).

– “Đàm phán hợp đồng” thường xảy ra trước “ký kết hợp đồng”, nhưng cũng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng (trong các trường hợp đàm phán để sửa đổi, bổ sung hợp đồng do tình hình khách quan mới phát sinh hoặc do ý chí của các bên bằng các “phụ kiện hợp đồng”, thường có dự liệu trong hợp đồng chính).

Như vậy, đàm phán hợp đồng là quá trình trao đổi thông tin giữa các bên nhằm đi đến thống nhất các nội dung của hợp đồng. Phụ thuộc vào ý chí của cá bên tham gia quan hệ hợp đồng mà việc đàm phán, ký kết hợp đồng có thể là một quá trình đàm phán kéo dài hoặc diễn ra trong giây lát. Các bên có thể trao đổi thông tin với nhau bằng nhiều phương thức khác nhau, dưới sự hỗ trợ của nhiều phương tiện khác nhau.

– Chiến lược đàm phán bao gồm:

​+ Đàm phán kiểu cứng : Mục tiêu là chiến thắng, khăng khăng giữ lập trường, không nhượng bộ, kiểu chiến lược này thường được các công ty lớn, độc quyền, có nhiều ưu thế sử dụng.

​+ Đàm phán kiểu mềm: Dễ thỏa hiệp, nhân nhượng đối với yêu cầu của đối phương, chủ yếu là nhượng bộ để ký được HĐ, duy trì quan hệ.

​+ Đàm phán kiểu linh hoạt : Mục tiêu là một thỏa thuận sáng suốt đạt được một cách hiệu quả và thân thiện. Hơn nữa, dung hòa lợi ích giữa các bên, sáng tạo ra các phương án cùng có lợi.

Ví dụ : Các bên thỏa thuận rằng Chi Phí Quản Lý sẽ không tăng trong 12 (mười hai) tháng đầu tiên của Thời Hạn Hợp Đồng. Bên Cho Thuê phải gửi thông báo bằng văn bản cho Bên Thuê trước 01 (một) tháng đối với mỗi lần tăng Chi Phí Quản Lý nói trên và Bên Thuê phải tuân thủ và chấp nhận việc định giá của Bên Cho Thuê về khoản tăng này và Chi Phí Quản Lý sẽ được tăng đồng loạt cho tất cả các Bên Thuê khác trong Tòa Nhà Không tăng phí quản lý. Hoặc đồng ý tăng phí quản lý nhưng phải được áp dụng chung cho tất cả các khách thuê. Một lựa chọn nữa là đồng ý tăng nhưng giới hạn không quá X% và cho phép bên thuê được quyền chấm dứt hợp đồng  trước thời hạn

Lưu ý chung khi soạn thảo hợp đồng

Về nguồn pháp luật điều chỉnh và có liên quan đến nội dung của hợp đồng: Ví dụ, nếu là hợp đồng mua bán hàng hoá, thì pháp luật có liên quan là những văn bản pháp luật về thương mại, dân sự, cụ thể là Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luât doanh nghiệp v.v.. các văn bản pháp luật hướng dẫn các Luật nêu trên; Nghị định hướng dẫn LTM về mua bán hàng hoá, Nghị định quy định danh mục các mặt hàng hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện hoặc cấm kinh doanh. Nếu là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì kiến thức về thói quen thương mại, thông lệ, tập quán quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các cam kết quốc tế song phương, đa phương, và cam kết trong khu vực của Việt Nam, pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý của các bên cũng là những kiến thức và thông tin rất quan trọng liên quan trực tiếp đến nội dung cũng như tính hợp pháp, hợp lệ của hợp đồng. Bên cạnh đó, những người liên quan trực tiếp đến quá trình soạn thảo, đàm phán hợp đồng còn phải rà soát, lưu ý đến toàn bộ những văn bản pháp luật có liên quan đến nội dung, lĩnh vực của hợp đồng.

Một số lưu ý trong việc đàm phán hợp đồng:

​Thứ nhất, trước khi đàm phán cần phải tìm kiếm thông tin, tìm hiểu đối tác muốn ký kết hợp đồng; viết ra mục tiêu của bạn, dự định trước những gì có thể phải nhượng bộ và lập kế hoạch cho công việc đàm phán.

​Thứ hai, trong khi đàm phán cần chú ý dẫn dắt đàm phán có định hướng và ngừng đàm phán đúng lúc.

Thứ ba, sau khi đàm phán phải lập biên bản hóa giai đoạn đàm phán; lưu giữ hồ sơ đàm phán.

​Thứ tư, lưu ý về năng lực ký kết và thực hiện hợp đồng: cần phải kiểm tra về tư cách chủ thể, thẩm quyền của người đại diện và lĩnh vực kinh doanh. Về năng lực thực hiện hợp đồng: cần phải kiểm tra khả năng tài chính, uy tín…khó kiểm tra nên phải phòng ngừa, hạn chế rủi ro.

​Thứ năm, để có được cuộc đàm phán thành công cần có đủ kỹ năng tốt trong giao tiếp, trong quản trị kinh doanh và kỹ năng keierm soát tính hợp pháp của nội dung đàm phán để phòng tránh rủi ro. Trong giao tiếp, cần tránh tạo không khí căng thẳng, thiếu thiện chí va tin cậy, nói quá nhiều, không biết kết thúc đúng lúc..

Một số lưu ý trong việc soạn thảo hợp đồng

– Bảo đảm về mặt hình thức của hợp đồng: Trong trường hợp nào mà pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được lập thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thi phải tuân theo các quy định đó.

Đối với một số loại hợp đồng mà pháp luật yêu cầu phải công chứng, chứng thực thì những loại hợp đồng đó phải được đem đi công chứng hoặc chứng thực thì mới có hiệu lực pháp.

– Bảo đảm về mặt nội dung của hợp đồng: Về nguyên tắc, nội dung của hợp đồng có các bên tự thoả thuận theo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng và thiện chí với nhau. Tuy nhiên, pháp luật cũng yêu cầu nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

– Đảm bảo đối tượng của hợp đồng là những hàng hoá mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội.

– Đảm bảo  người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện

– Đảm bảo người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Thuế thu nhập cá nhân khi thử việc

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?

Quy định của pháp luật về hộ kinh doanh từ A-Z

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488