NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước khi nào

by Nguyễn Thị Giang

Nhiều người lao động do chưa nắm được quy định của pháp luật về nguyên tắc thông báo trước khi nghỉ cho người sử dụng lao động biết trường hợp nghỉ mà không báo trước thì sẽ được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp khi nghỉ NLĐ đề phải báo trước vì vẫn có những trường hợp NLĐ nghỉ không cần báo trước. Để mọi người hiểu về vấn vấn đề này Luật Đại Nam xin có bài viết về NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước khi nào?

NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước khi nào

NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước khi nào

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật lao động 2019

NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước là như thế nào?

 Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động chính là hình thức biểu hiện của quan hệ lao động. Mọi sự kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động đều dẫn đến việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ lao động theo hợp đồng.

Quan hệ lao động thường có tính chất ổn định, lâu dài, tuy nhiên nó không phải là quan hệ có tính chất vĩnh cửu nên vẫn có thể chấm dứt bởi các căn cứ theo quy định của pháp luật lao động. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động chính là một trong các căn cứ đó. Đơn phương chấm dứt hợp đồng là hành vi pháp lý thể hiện ý chí của một bên chủ thể trong quan hệ lao động nhằm chấm dứt hợp đồng lao động với bên kia. Theo đó, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo là trường hợp khi có các căn cứ theo quy định thì NLĐ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần phải thông báo trước cho NSDLĐ biết.

Trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước đúng pháp luật

Theo luật, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trường hợp không báo trước người lao động có thể bị phạt hoặc mất đi quyền lợi của mình được nêu trong hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, Pháp luật cũng quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong các trường hợp đặc biệt. Theo Khoản 2, Điều 35, Bộ Luật lao động 2019 quy định 7 trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước. Cụ thể các trường hợp gồm:

(1) NLĐ không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận (trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này);

(2) NLĐ không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4, Điều 97 của Bộ luật này);

(3) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

(4) NLĐ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

(5) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi; 

(6) Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

(7) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 

Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng không báo trước đúng pháp luật, người sử dụng lao động phải hoàn thành trách nhiệm của mình. 

  • Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho NLĐ về việc chấm dứt HĐLĐ. Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.
  • Trả đủ tiền lương, trợ cấp cho thời gian làm việc còn thiếu của người lao động.
  • Có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cùng giấy tờ chính khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

Trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sai luật  

Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ không báo trước trái pháp luật là các trường hợp không nằm trong 7 trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 35, Bộ Luật lao động 2019 đã nêu trên.

Theo quy định tại Điều 40, Bộ luật lao động 2019 quy định NLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật NLĐ sẽ phải chịu những thiệt thòi như:

  • Không được hưởng trợ cấp thôi việc.
  • Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.
  • Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo (chi phí này được quy định tại Điều 62 của Bộ Luật lao động 2019).

Như vậy, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong nhiều trường hợp theo quy định của Pháp luật. Khi đó, người lao động vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi của mình như đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động có báo trước, và được coi là chấm dứt hợp đồng lao động đúng Pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước khi nào? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488