Nợ chung khi ly hôn được giải quyết như thế nào?

by Lê Quỳnh

Ly hôn là quyết định cuối cùng được đưa ra khi cả hai không tìm được tiếng nói chung, hoặc giữa họ xảy ra những xung đột cãi vã không thể giải quyết,…. Vậy, sau khi ly hôn khoản nợ chung mà vợ, chồng đã vay trước đó ai là người có nghĩa vụ trả? Luật Đại Nam sẽ giải đáp thắc mắc đó qua bài viết nợ chung khi ly hôn sẽ được giải quyết như thế nào? dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Nợ chung là gì?

Căn cứ theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Nợ chung khi ly hôn được giải quyết như thế nào?

Nợ chung khi ly hôn được giải quyết như thế nào?

Theo đó, có thể hiểu về nợ chung đơn giản như sau:

– Nợ chung là khoản nợ được phát sinh từ các lý do như: nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, xuất phát từ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự, ….. do vợ chồng cùng nhau xác lập.

– Nợ chung là những khoản nợ vợ chồng có trách nhiệm liên đới và phải thực hiện trả cho bên thứ ba cùng nhau (theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Nợ chung khi ly hôn sẽ được giải quyết như thế nào?

Ly hôn có thể được tiến hành theo ý muốn của một bên (sau đây gọi chung là ly hôn đơn phương) và ý muốn đồng thuận của hai vợ chồng (sau đây gọi chung là ly hôn thuận tình). Tuy nhiên, dù bạn tiến hành ly hôn theo phương thức nào đi chăng nữa thì việc phân chia con chung, tài sản chung và nợ chung là thủ tục không thể thiếu theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tại khoản 1 Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định rằng:

1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP cũng đã ghi rõ về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Nghĩa là pháp luật cho phép vợ chồng được quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề trong đó có cả việc phân chia tài sản. Nếu không thể tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hoặc theo luật định căn cứ theo tình hình thực tế.

Thông thường, khi áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng của vợ chồng theo luật định để phân chia tài sản thì theo nguyên tắc sẽ là chia đôi nhưng sẽ tính theo các yếu tố để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia. Cụ thể là:

– Hoàn cảnh gia đình của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Kết luận:

– Tương tự như vậy, nếu vợ chồng có khoản nợ chung cần thanh toán thì hiệu lực của nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đó là như nhau. Tuy nhiên, vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về giới hạn nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật hiện hành (có thể chỉ vợ hoặc chỉ chồng thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ chung kèm theo sự đồng ý của bên thứ ba). Trường hợp không thể thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết đồng thời có được sự chấp thuận của bên thứ ba.

– Tòa án sẽ tiến hành giải quyết theo luật định về nghĩa vụ trả nợ chung theo nguyên tắc chia đôi và có thể có xét đến các yếu tố cần thiết để phân chia tỷ lệ trả nợ như: Hoàn cảnh gia đình của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề nợ chung khi ly hôn sẽ được giải quyết như thế nào? do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488