Nộp đơn trực tuyến đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid

by Luật Đại Nam

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhãn hiệu được đăng ký, bảo hộ theo nguyên tắc lãnh thổ (trừ một số trường hợp ngoại lệ như nhãn hiệu Benelux, nhãn hiệu cộng đồng chung châu Âu…). Tuy nhiên, việc chiếm đoạt nhãn hiệu diễn ra ngày càng phổ biến, tinh vi hơn tại nhiều nước trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Vì vậy, khi hàng hóa được xuất khẩu hoặc dự định xuất khẩu hoặc khi muốn tiến hành các dịch vụ của mình tại nước ngoài, chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải tiến hành đăng ký kịp thời nhãn hiệu của mình tại nước đó. Để đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài có hai cách phổ biến, đó là đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia và đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid. 

Nội Dung Chính

1. Hệ thống Madrid là gì?

Hệ thống Madrid là cách gọi tắt của hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế của Madrid –  là một hệ thống quốc tế chính thức để tạo điều kiện cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại các nước trên thế giới. Hệ thống này gồm có:

  • Thoả ước Madrid (là cách gọi tắt của Văn kiện thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa – viết tắt là MA).
  • Nghị định thư Madrid (là cách gọi tắt của Nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa – viết tắt là MP).

Hiện nay, Việt Nam vừa là thành viên của Thỏa ước Madrid vừa là thành viên của Nghị định thư Madrid; vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn một trong hai hình thức này để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại các quốc gia thành viên.

2. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid có những lợi ích nào?

Về cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Thay vì nộp một loạt đơn đăng ký quốc gia, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế chỉ cần gửi một đơn đăng ký duy nhất. Đơn được nộp thông qua Hệ thống Madrid vào Cơ quan Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Sử dụng một ngôn ngữ và trả một tập hợp các khoản phí, bằng một loại tiền.

Sự linh hoạt để mở rộng việc bảo vệ bảo hộ nhãn hiệu

Sau này, khi chủ đơn đăng ký nhãn hiệu có thể dễ dàng mở rộng việc bảo vệ sang các thị trường mới thông qua cùng một hệ thống, phù hợp với chiến lược kinh doanh đang phát triển và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Bảo hộ nhãn hiệu trên toàn thế giới

Chủ đơn có thể đăng ký bảo vệ ở tối đa 123 quốc gia là thành viên của Madrid.

 Quản lý danh mục đăng ký nhãn hiệu toàn cầu
  • Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu có quyền truy cập vào một hệ thống tập trung mà cho phép chủ đơn quản lý danh mục nhãn hiệu toàn cầu của mình.
  • Giúp chủ đơn tiết kiệm thời gian và chi phí khi: 

+  Nộp nhiều đơn đăng ký, tuân thủ các yêu cầu về mặt hình thức ở từng khu vực tài phán (tức là cung cấp tài liệu được hợp pháp hóa hoặc được dịch chính thức) và

+ Sự chênh lệch khi phải thanh toán phí bằng nhiều loại tiền khác nhau.

Tiết kiệm chi phí đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu cũng không cần phải trả tiền cho các bản dịch hoặc thuê một đại diện Sở hữu trí tuệ địa phương ở mỗi quốc gia. Bất kỳ thay đổi nào sau đó đối với danh mục đăng ký nhãn hiệu quốc tế của chủ đơn (như thay đổi tên, địa chỉ của chủ sở hữu hay thay đổi quyền sở hữu) cũng có thể được thực hiện thông qua các thủ tục đã được đơn giản hóa và tập trung của Hệ thống Madrid.

Chỉ cần đăng ký nhãn hiệu một lần cho nhiều quốc gia

Một lần đăng ký duy nhất để gia hạn (10 năm một lần). Điều đó giúp đơn giản hóa hơn nữa việc quản lý danh mục nhãn hiệu toàn cầu của chủ đơn.

Hệ thống dự đoán đăng ký nhãn hiệu

Chủ đơn được hưởng lợi từ khả năng dự đoán của Hệ thống và được đảm bảo rằng việc đăng ký nhãn hiệu của mình sẽ được thực hiện trong vòng chưa đầy 12 hoặc 18 tháng. (Tùy thuộc vào quốc gia được chỉ định, nếu không có phản đối nào được đưa ra)

Sử dụng công cụ trực tuyến tiện ích

Chủ đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được hưởng lợi từ một loạt công cụ trực tuyến và các tài nguyên thân thiện với người dùng có thể giúp chủ đơn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác. Đặc biệt là những người không có luật sư tư vấn nội bộ hoặc nhờ đến luật sư tư vấn nhãn hiệu và nhận được câu trả lời nhanh chóng và miễn phí cho các câu hỏi của chủ đơn.

3. Nộp đơn trực tuyến đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua hệ thống Madrid như thế nào?

3.1. Khi nào được đăng ký nhãn hiệu ?

Doanh nghiệp có quyền đăng ký bảo hộ quốc tế cho nhãn hiệu của mình dựa trên đăng ký nhãn hiệu cơ sở tại Việt Nam, trong các trường hợp sau đây:

  • Đăng ký theo Thỏa ước Madrid: Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam 
  • Đăng ký theo Nghị định thư Madrid: Doanh nghiệp đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

 3.2. Điều kiện đăng ký nhãn hiệu 

Ngoài các điều kiện áp dụng cho việc đăng ký bảo hộ trong nước thì doanh nghiệp khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế cần lưu ý khi đăng ký phải được tiến hành tại 01 quốc gia là thành viên của hệ thống Madrid.

 3.3. Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu thì nên thực hiện tra cứu trước khả năng đăng ký nhãn hiệu. Mục đích: Có thể tránh được rủi ro khi đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối do tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu đã được bảo hộ tại từng nước.

Cơ quan tiếp nhận đơn:

Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tiếp nhận đơn đăng ký thông qua Cục Sở hữu trí tuệ.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có trách nhiệm thông báo kịp thời các yêu cầu của doanh nghiệp cho Văn phòng quốc tế và ngược lại.

 3.4. Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế

  • Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam

Lưu ý: Trong tờ khai cần chỉ rõ các nước là thành viên Thoả ước Madrid (có thể đồng thời là thành viên Nghị định thư Madrid) và nước chỉ là thành viên Nghị định thư Madrid mà doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

  • Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp miễn phí).

Lưu ý: Doanh nghiệp phải bảo đảm các thông tin khai trong đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu bao gồm: 

1.  Tên, địa chỉ của doanh nghiệp

2. Hàng hoá, dịch vụ và phân nhóm hàng hoá, dịch vụ

3. Ngôn ngữ, dịch thuật

4. Thống nhất với các thông tin ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở tương ứng.

Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp các khoản lệ phí phát sinh liên quan đến sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu do việc khai báo các thông tin không chính xác hoặc không thống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế.

  • Mẫu nhãn hiệu (đã được đăng ký tại Việt Nam).
  • Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu đơn nộp thông qua đại diện.
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác.
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí

Lưu ý: Doanh nghiệp cần tính sơ bộ tổng số phí, lệ phí theo biểu lệ phí in trên mẫu đơn hoặc có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chính xác số phí, lệ phí cần phải nộp cho Văn phòng quốc tế. Doanh nghiệp phải thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế và phải nộp thêm các khoản lệ phí, phí liên quan theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Nếu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì có thêm Quy chế sử dụng nhãn hiệu.

  • Bản sao Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở. (Áp dụng đối với trường hợp nộp đơn theo Nghị định thư Madrid).
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở. (Áp dụng đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận tại nước sở tại).
  • Bản cam kết sẽ sử dụng nhãn hiệu tại các nước yêu cầu đăng ký bảo hộ. (Nếu chỉ định vào các quốc gia Ireland, Singapore, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ).

Cục Sở hữu trí tuệ chuyển đơn đăng ký nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định.

Công ty Luật Đại Nam tư vấn đăng ký nhãn hiệu gồm:

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
  • Miễn phí tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
  • Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ – chi phí độc lập;
  • Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Trên đây là những quy định về đơn đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid. Luật Đại Nam cam kết tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian thực hiện, cũng như có sự hỗ trợ xuyên suốt thời gian hoạt động sau này.

Công ty Luật Đại Nam luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện thủ tục. Vui lòng liên hệ Công ty Luật Đại Nam để được tư vấn cụ thể.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488