Phạt vi phạm hợp đồng là gì

by Lê Hưng

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp vi phạm hợp đồng mà chủ thể tham gia hợp đồng không nhận biết hết. Vi phạm hợp đồng có thể chủ quan hoặc khách quan, làm ảnh hưởng đến lợi ích của một bên hoặc các bên tham gia giao kết hợp đồng. Những thông tin chi tiết được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm Phạt vi phạm hợp đồng là gì.

Phạt vi phạm hợp đồng là gì

Phạt vi phạm hợp đồng là gì

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015 
  • Luật Thương mại 2005

Khái niệm

Theo quy định tại Khoản 12, Điều 3, Luật Thương mại 2005 quy định:

“Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”.  

Hành vi vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra khi hợp đồng được giao kết là hợp đồng hợp pháp và không bị vô hiệu.

Theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

 “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.”

Không có giới hạn về mức phạt vi phạm trong dân sự, các bên có thể thỏa thuận chỉ bị phạt vi phạm. Tuy nhiên, đối với hợp đồng thương mại có quy định khác về mức phạt vi phạm.

>>>> Tìm hiểu thêm: Hợp đồng vô hiệu là gì ?

Các dạng vi phạm hợp đồng thường gặp

Căn cứ theo nguyên nhân vi phạm người ta phân loại thành 2 dạng vi phạm hợp đồng như sau.

Do hành vi của chủ thể giao kết hợp đồng 

Biểu hiện của vi phạm hợp đồng do hành vi của chủ thể giao kết như sau:

  • Chủ thể không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng không có lý do chính đáng. Hoặc nhận thấy hợp đồng không khả thi, không có lợi cho mình trong thời điểm giao kết.
  • Chủ thể không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng.
  • Không thực hiện đúng, hoặc chi thực hiện một phần nghĩa vụ của mình được ghi nhận trong hợp đồng.

>>>> Tìm hiểu thêm: Vi phạm hợp đồng thương mại

Vi phạm quy định của pháp luật khi giao kết, thực hiện hợp đồng 

Vi phạm quy định của pháp luật khi giao kết, thực hiện hợp đồng có biểu hiện thường là:

  • Chủ thể giao kết hợp đồng không đủ năng lực hành vi hoặc không đủ thẩm quyền giao kết hợp đồng;
  • Vi phạm hình thức của hợp đồng được giao kết (VD: hợp đồng không được giao kết bằng văn bản, hợp đồng buộc phải giao kết dưới dạng hợp đồng giấy tuy nhiên  lại giao kết bằng hợp đồng điện tử) 
  • Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm (VD: đối tượng giao kết là mua bán động vật quý hiếm/ ma túy/ thuốc cấm/ súng mà không được pháp luật cho phép)
  • Bị ép buộc, lũa dối giao kết hợp đồng và không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực.
  • Hợp đồng thiếu nội dung cơ bản được quy định bởi Pháp luật về loại hợp đồng giao kết. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Xử phạt khi vi phạm hợp đồng

Đối với hợp đồng thương mại việc phạt vi phạm hợp đồng sẽ do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên mức phạt hợp đồng tối đa không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm hoặc không cao hơn gấp 10 lần thù lao dịch vụ giám định. Đối với hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng thì mức phạt vi phạm không quá 12% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm.

Bên cạnh việc phạt vi phạm hợp đồng, bên vi phạm có thể phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra theo quy định tại Điều 419, Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được quy định như sau:

  • Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. 
  • Người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
  • Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền nếu người có quyền yêu cầu. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc vi phạm.

>>>Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Phạt vi phạm hợp đồng là gì. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền;
  • Đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488