Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

by Nguyễn Thị Giang

Theo khoản 21, Điều 3 của Luật Đầu tư, “ Tổ chức kinh tế là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo các quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, công đoàn hợp tác xã và các tổ chức khác tiến hành hoạt động kinh doanh làm hoạt động đầu tư kinh doanh. “Tổ chức kinh tế đầu tư nước ngoài là một tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.” (Khoản 22, Điều 3 của Luật Đầu tư)Vậy mua lại phần vốn góp là gì? Qua bài viết này Luật Đại Nam cung cấp các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung:quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Cơ sở pháp lý

  • Biểu cam kết WTO
  • Luật đầu tư năm 2014
  • Luật doanh nghiệp năm 2014
  • Nghị định số 09/2018/NĐ-CP

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Luật Đầu tư năm 2020 không có quy định cụ thể về định nghĩa của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng một công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể được hiểu thông qua các định nghĩa sau.

Theo khoản 21, Điều 3 của Luật Đầu tư, “ Tổ chức kinh tế là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo các quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, công đoàn hợp tác xã và các tổ chức khác tiến hành hoạt động kinh doanh làm hoạt động đầu tư kinh doanh. ”

Trong khi đó, “Tổ chức kinh tế đầu tư nước ngoài là một tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.” (Khoản 22, Điều 3 của Luật Đầu tư).

“Vốn đầu tư là tiền và các tài sản khác theo quy định của luật dân sự và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết để thực hiện các hoạt động đầu tư và kinh doanh ” (Khoản 23), Điều 3 của Luật Đầu tư).

“Nhà đầu tư nước ngoài có nghĩa là một cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc một tổ chức được thành lập theo luật nước ngoài thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. ” (Khoản 19, Điều 3 của Luật Đầu tư).

Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu rằng một công ty có vốn đầu tư nước ngoài là một doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, được thành lập hoặc tham gia bởi các nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài. góp vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Các cơ quan nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài

Các cơ quan nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài gồm:

 Chính phủ Việt Nam

Chính phủ Việt Nam thông nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước.

Chính phủ quy định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quyết định việc phân cấp cấp giấy phép đầu tư cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư vào khu chế xuất, khu công nghiệp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước trong các hoạt động đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

  • Chủ trì xây dựng và trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài, soạn thảo các dự án luật về đầu tư nước ngoài, phôi hợp vối các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc quản lý các hoạt động đầu tư nước ngoài, hướng dẫn úy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện pháp luật, chính sách về đầu tư nưởc ngoài;
  • Xây dựng tổng hợp danh mục dự án đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư, quản lý nhà nước đối với các hoạt động xúc tiến và tư vấn đầu tư nước ngoài;
  • Tiếp nhận dự án đầu tư và chủ trì thẩm định và cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án thuộc thẩm quyền;
  • Làm đầu mối giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư nước ngoài;
  • Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các hoạt động đầu tư nước ngoài.

 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về đầu tư nưóc ngoài theo chức năng và thẩm quyền, gồm:

  • Phối hợp vối Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng pháp luật, chính sách, quy hoạch liên quan đến đầu tư nước ngoài;
  • Xây dựng kế hoạch, danh mục dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài của ngành mình;
  • Tham gia thẩm định dự án đầu tư;
  • Hướng dẫn, giải quyết các thủ tục liên quan đến triển khai, thực hiện dự án đầu tư;
  • Kiểm tra, thanh tra hoạt động của các dự án đã được cấp Giấy phép đầu tư thuộc lĩnh vực phụ trách.

 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài trên địa bàn lãnh thổ theo chức năng và thẩm quyền gồm:

  • Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội đã được duyệt;
  • Lập và cộng bố danh mục dự án thu hút đầu tư nước ngoài tại địa phương; tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư;
  • Tham gia thẩm định dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương;
  • Tiếp nhận dự án đầu tư, thẩm định và cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ;
  • Giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến việc hình thành, triển khai, thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;
  • Quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của các bên hợp doanh.
  • Kiểm tra, thanh tra hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Đặc điểm của công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Về thành viên, cổ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông;
  • Nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;

Hình thức tổ chức của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được tổ chức dưới các hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của mình để thực hiện hoạt động kinh doanh ở Việt Nam: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; và Công ty cổ phần.

 Tư cách pháp lý

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà họ đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam. Trừ trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân (không có tư cách pháp nhân), các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo các hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh đều có tư cách pháp nhân.

Tỷ lệ sở hữu vốn

Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế.

Trừ các trường hợp sau đây:

  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Trước khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật đầu tư 2020.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà nội dung đó đồng thời là nội dung đăng ký đầu tư thì phải điều chỉnh nội dung đăng ký đầu tư được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Điều 6 và các Phụ lục 1, 2 và 3 Luật Đầu tư.

  • Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488