Quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn đơn phương

by Nguyễn Thị Giang

Ngoài việc đồng thuận ly hôn thì vợ hoặc chồng có thể gửi yêu cầu ly hôn đơn phương đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Vậy thủ tục ly hôn đơn phương được thực hiện như thế nào? Để hiểu rõ về vấn đề này, Luật Đại Nam  xin có bài viết hướng dẫn cụ thể nội dung Quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn đơn phương như sau:

Quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn đơn phương

Quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn đơn phương

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Đơn phương ly hôn được hiểu như thế nào?

Khi mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án xem xét cho ly hôn. Nếu không đồng thuận một trong  các vấn đề liên quan (quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con, cấp dưỡng, tài sản) thì thực hiện theo thủ tục đơn phương ly hôn, đây là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng hoặc người thân thích khác (khi đáp ứng được các điều kiện Luật định) theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Theo đó, tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về căn cứ giải quyết ly hôn trong các trường hợp sau:

  • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền hoặc nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  • Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể được Tòa án giải quyết việc ly hôn đơn phương khi đáp ứng đủ những căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình quy định.

Quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn đơn phương

ăn cứ theo quy định tại Khoản 1 Đều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Khi vợ/chồng yêu cầu ly hôn mà Tòa án không hòa giải thành thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ/ chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ/ chồng khiến hôn nhân lâm vào tình trạng trâm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định:

Bạo lực gia đình là hành vi cố tình của thành viên thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần và kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Các hành vi được coi là bạo lực gia đình cụ thể bao gồm:

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi cố ý xâm hại đến sức khỏe tính mạng;
  • Hành vi lăng mạ hoặc có hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm người khác;
  • Cô lập xua đuổi hoặc thường xuyên gây áp lực đến tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Ngăn cản thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông bà và cháu; giữa cha mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh chị em với nhau;
  • Cưỡng éo quan hệ tình dục;
  • Cưỡng éo tảo hôn; kết hôn; ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá có hành vi khác cố ý gây hư hỏng tài sản riêng của các thành viên gia đình hoặc tài sản chung của thành viên trong gia đình;
  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Các hành vi trên phải mang tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần tùy đã được ca nhân và tổ chức có trách nhiệm thẩm quyền khuyên bảo hòa giải, răn đe nhưng vẫn tiếp tục; hoặc trường hợp không mang tính chất thường xuyên nhưng lại gây ra hậu quả thương tích, khiến nạn nhân bị tổn hại về sức khỏe, tinh thần vẫn được coi là căn cứ xác định.

Theo pháp luật hiện hành, việc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ vợ chồng được hiểu là quan hệ hôn nhân không tồn tại trên thực tế như vợ chồng đã ly thân, vi phạm chế độ một vợ một chồng, thiếu tiến bộ, không tự nguyện, vi phạm đạo đức như ngoại tình, sống ly thân,… là những căn cứ ly hôn đơn phương.

Trong trường hợp chị có nêu chồng rượu chè và đánh đập chị đó là hành vi cố ý xâm hại đến sức khỏe tính mạng nên chị có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương. Trong khi làm thủ tục ly hôn chị cần đưa ra chứng cứ chứng minh chồng chị có hành vi bạo lực.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn đơn phương. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488