Quy định về cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

by Nguyễn Thị Giang

Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, không ít các cặp đôi ly hôn do không thể chung sống được cùng nhau, con cái do một trong hai bên tự thỏa thuận nuôi dưỡng, một số trường hợp khác thì con cái không sống cùng cả bố hoặc mẹ mà sống cùng ông bà hoặc người thân khác trong gia đình. Vậy trong những trường hợp đó, cha mẹ có nghĩa vụ gì trong việc cấp dưỡng cho con. Để hiểu rõ về vấn đề này,Luật Đại Nam  xin có bài viết hướng dẫn cụ thể nội dung Quy định về cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn như sau:

Quy định về cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Quy định về cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Cơ sở pháp lý:

  • Luật hôn nhân gia đình 2014

Cấp dưỡng là gì? Thế nào là nghĩa vụ cấp dưỡng?

Chúng ta thường nghe tới khái niệm cấp dưỡng khi nhắc tới việc cấp dưỡng cho bố mẹ già, cấp dưỡng cho con nhỏ bằng việc gửi một khoản tiền để lo các chi phí sinh hoạt, ăn uống, khám chữa bệnh,…. Vậy thực chất ý nghĩa của cấp dưỡng bao hàm những gì?

Cấp dưỡng được định nghĩa trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định.

Quy định về cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

 Điều 116 Luật HN&GĐ 2014 quy định về Mức cấp dưỡng như sau:

  •  Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  •   Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

 Như vậy, mức cấp dưỡng nuôi con cụ thể sẽ do hai bên vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được Tòa án sẽ quyết định căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Mức cấp dưỡng của cha, mẹ còn phụ thuộc nhiều yếu tố như điều kiện về kinh tế, mức thu nhập, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ giữa các bên,….. Do vậy đôi bên tự căn cứ với điều kiện và hoàn cảnh của mình để thỏa thuận đưa ra mức cấp dưỡng phù hợp nhất.

Nếu các bên không thể tự thỏa thuận với nhau thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Thông thường, Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng. Trường hợp không xác định được mức thu nhập của người cấp dưỡng thì lương tối thiểu vùng hoặc án lệ trước đó sẽ là căn cứ để Tòa án giải quyết vụ việc.

 Về phương thức cấp dưỡng sau khi ly hôn 

 Theo quy định tại Điều 117 Luật HN&GĐ 2014 quy định về phương thức cấp dưỡng

 Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

 Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Sau khi ly hôn có phải cấp dưỡng cho con không?

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.

Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định như sau:

“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.”

Bên cạnh đó tại khoản 2 điều 82 cũng có quy định rằng: sau khi ly hôn cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Đối chiếu các quy định trên, trường hợp bạn không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi con thành niên (tức là con bạn đủ 18 tuổi theo ngày tháng năm sinh trong giấy khai sinh).

Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì yêu cầu Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quy định về cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488