Thực hiện chủ trương xã hội hoá lĩnh vực y tế của Đảng, Chính phủ, trong những năm qua, hệ thống y tế tư nhân Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng. Đến nay đã có trên 300 bệnh viện tư nhân và gần 50 nghìn phòng khám, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong xu thế hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh chính sách đổi mới vẫn còn một số quy định pháp luật đầu tư trong lĩnh vực y tế còn chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn cuộc sống, tạo rào cản và đầy lùi sự phát triển của hệ thống y tế tư nhân, chưa tạo được động lực, sức hút đối với nhà đầu tư về lĩnh vực này. Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Quy định về đầu tư vào lĩnh vực y tế tại Việt Nam qua bài viết sau:
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư năm 2020;
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;
Nhà đầu tư nước ngoài là gì?
Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về đối tượng nhà đầu tư nước ngoài như sau:
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam với những hình thức nào?
Căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư bao gồm:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
- Thực hiện dự án đầu tư.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài bạn có thể đầu tư vào Việt Nam bằng cách lựa chọn những hình thức được nêu trên.
Quy định về đầu tư vào lĩnh vực y tế tại Việt Nam
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Nghị định 69/2019/NĐ-CP ngày 15/8/2019 về việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (Dự án BT).
Hiện nay, một số địa phương đang thực hiện chủ trương khuyến khích thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư dự án bệnh viện theo theo phương thức đối tác công tư. Tuy nhiên, theo khảo sát của Hiệp hội, trong nhiều năm qua, hầu hết các dự án đầu tư bệnh viện tư nhân đều được triển khai áp dụng đầu tư theo chủ trương xã hội hóa y tế, cụ thể áp dụng các quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung, một số điều của Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
Theo các hội viên Hiệp hội, việc triển khai dự án đầu tư bệnh viện tư nhân theo các quy định pháp luật về chủ trương xã hội hóa theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP thuận lợi, dễ áp dụng thực hiện và có cơ chế chính sách rõ ràng, minh bạch, phân định rõ công ra công, tư ra tư hơn so với Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, bởi các lý do:
- Quy trình đầu tư dự án theo phương thức PPP quá phức tạp, không tạo sức hút đối với nhà đầu tư quan tâm, bỏ vốn thực hiện.
- Việc thực hiện cơ chế chia sẻ doanh thu giữa cơ quan nhà nước với nhà đầu tư trong các dự án PPP lĩnh vực y tế hoàn toàn không khả thi, thậm chí dễ nảy sinh tiêu cực trong quá trình hoạch toán chi phí chênh lệch doanh thu. Hơn nữa, y tế là lĩnh vực đặc thù, hầu hết các nhà đầu tư y tế khi có doanh thu đều dành tất cả phần lợi nhuận để tiếp tục tái đầu tư, nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, đầu tư nhân lực,…nên sẽ không bao giờ có lợi nhuận để chia sẻ cùng nhà nước.
- Cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, … đối với các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực y tế hiện chưa rõ ràng so với cơ chế, chính sách đầu tư theo chủ trương xã hội hóa và Luật đầu tư 61/2020/QH14.
- Trường hợp nhà nước cùng tham gia với doanh nghiệp đầu tư dự án PPP từ nguồn ngân sách hoặc bằng tài sản công cũng dễ dẫn đến tiêu cực, khó quản lý bởi công – tư lẫn lộn, tạo kẽ hở lợi dụng liên doanh, liên kết trong đầu tư trang thiết bị, nhân lực, dẫn đến nguy cơ tiêu cực, tham nhũng, khiến cho nhiều cơ sở y tế vi phạm pháp luật, cán bộ nhân viên y tế vướng vào vòng lao lý, …
Thống kê của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho biết, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, trong số 63 dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế theo phương thức PPP, hiện chỉ có 2 dự án được triển khai thực hiện, nhưng đến nay chưa được đánh giá hiệu quả hoạt động và xác định được đúng sai trong quá trình thực hiện.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Việc giải thể công ty nước ngoài trong luật pháp Việt Nam. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: