Quy trình cập nhật tài sản gắn liền với đất

by Trần Giang

Bên cạnh quyền sử dụng đất thì quyền sở hữu nhà ở cũng khá quan trọng. Do đó việc cập nhật tài sản gắn liền với đất sau khi đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ giúp các chủ sở hữu tài sản bảo vệ được quyền lợi của mình. Vì vậy qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin gửi tới bạn đọc các thông tin có liên quan về bài viết: Quy trình cập nhật tài sản gắn liền với đất.

Quy trình cập nhật tài sản gắn liền với đất

Quy trình cập nhật tài sản gắn liền với đất

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
  • Nghị định 21/2021/NĐ-CP
  • Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT

Tài sản gắn liền với đất gồm những loại nào?

Khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định tài sản gắn liền với đất bao gồm:

– Nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

– Nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở.

– Công trình xây dựng khác.

– Cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Còn theo Khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013, tài sản gắn liền với đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm:

– Nhà ở.

– Công trình xây dựng khác.

– Rừng sản xuất là rừng trồng.

– Cây lâu năm.

Đặc điểm của tài sản gắn liền với đất

Các tài sản gắn liền với đất được coi là những tài sản đặc biệt có các đặc điểm cụ thể sau:

– Không thể tách rời: tài sản gắn liền với đất không thể di chuyển hay tách rời một cách dễ dàng. Các tài sản này thường được xây dựng và lắp đặt trực tiếp trên mảnh đất cụ thể và không thể được di chuyển một cách độc lập

– Tính liên kết chặt chẽ: tài sản gắn liền với đất  có tính liên kết chặt chẽ với mảnh đất mà chúng được xây dựng trên . Các tài sản này thường được xem như một phần của mảnh đất và không thể tách rời được mảnh đất mà chúng đang gắn liền

– Có giá trị cao: tài sản gắn liền với đất  thường có giá trị cao và đòi hỏi chi phí đầu tư lớn đẻ xây dựng và duy trì. Do đó, việc quản lý và sử dụng tài sản này cần phải được thực hiện một cách cẩn thận và hiệu quả để đảm bảo đầu tư và bền vững trong dài hạn.

– Được coi là cơ sở hạ tầng: tài sản gắn liền với đất thường được coi là cơ sở hạ tầng cho các hoạt động kinh doanh, giao thông vận tải, công nghiệp và dân cư. Việc quản lý và sử dụng tài sản này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và bền vững cho môi trường và con người

– Phải tuân thủ quy định của pháp luật: việc quản lý và sử dụng tài sản gắn liền với đất phải tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo tín chính xác và tránh các tranh chấp pháp lý trong tương lai. Việc sở hữu các tài sản này thường đòi hỏi các quy trình pháp lý và thủ tục phức tạp để bảo đảm tính chính xác và tránh các tranh chấp pháp lý có thể xảy ra trong tương lai.

Quy trình cập nhật tài sản gắn liền với đất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người thực hiện thủ tục chuẩn bị hồ sơ gồm những thành phần sau:

  • Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ tài nguyên và môi trường quy định về hồ sơ địa chính;
  • Một trong các loại giấy tờ chứng nhận tài sản là nhà ở nêu trên;

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên, người thực hiện thủ tục nộp tại Bộ phận một của của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, cơ quan cấp giấy biên nhận và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày, cơ quan tiếp nhận phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Khi nhận được hồ sơ, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện những việc sau:

  • Cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
  • Gửi thông tin đến cơ quan thuế để xác định và thông báo nghĩa vụ tài chính cho người thực hiện thủ tục; chuẩn bị hồ sơ chuyển cho cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận.

Cơ quan tài nguyên và môi trường sau khi nhận được hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra và trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận; sau khi duyệt chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để trả kết quả.

Lệ phí đăng ký tài sản trên đất: Do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định cho mỗi địa phương.

Bước 4: Trả kết quả

Người thực hiện thủ tục mang theo phiếu hẹn trả kết quả đến Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai để lấy kết quả.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Quy trình cập nhật tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0967370488 / 0975422489

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488