Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận ATVSTP cho quán bún riêu như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Luật An toàn thực phẩm 2010
- Các văn bản pháp lý liên quan.
Nội Dung Chính
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ?
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy chứng nhận VSATTP) còn được mọi người gọi tắt với các tên khác như: giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay giấy vệ sinh an toàn thực phẩm…
Xem thêm: Điều kiện để cấp Giấy phép ATVSTP cho quán cơm Tấm
Nguyên tắc trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, chế biến và cơ sở kinh doanh thực phẩm;
- Quản lý vệ sinh ATTP dựa vào cơ sở những quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đó
- Quản lý vệ sinh ATTP được thực hiện trong toàn bộ quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Quản lý vệ sinh ATTP phải rõ ràng sự phân công, phân cấp rõ ràng chi tiết và phối hợp những hoạt động liên ngành
- Quản lý vệ sinh ATTP phải đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cho đất nước;
Xem thêm: Cấp Giấy phép ATVSTP cho quán bia tươi
Phương pháp kinh doanh cho quán bún riêu:
Lựa chọn địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh là một trong những nơi có thể thu hút lượt khách hàng nhiều hay không. Địa điểm kinh doanh thuận lợi, dễ dàng tìm kiếm và tập trung ở nơi đông dân cư là sự lựa chọn được ưu tiên nhất. Nếu là một nhà đầu tư thông minh chắc hẳn ai cũng lựa chọn cho mình một địa điểm đắt khách, dễ thu lợi nhuận nhanh và cao. Do đó, bí quyết đầu tiên của phương pháp kinh doanh mở quán bún riêu là chọn địa điểm.
Đầu tư về chất lượng thức ăn:
Sự thành công có lớn hay không còn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn như thế nào, có đúng theo tiêu chí “ngon-bổ-rẻ” như chúng ta thường nói hay không? Bất kỳ một quán ăn nào, không chỉ là bún riêu, đều phải đảm bảo chất lượng ngon. Chất lượng ngon ở đây nghĩa là thức ăn vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa phù hợp với khẩu vị của số lượng đông người.
Theo đó, bất kỳ chủ quán ăn nói chung, quán bún riêu nói riêng đều phải có Giấy chứng nhận ATVSTP trước khi mở quán.
Chuẩn bị nguồn vốn:
Nguồn vốn là một trong những yếu tố quyết định doanh thu lợi nhuận có lớn hay không? Nếu như quán bún riêu của bạn kinh doanh thu hút rất nhiều khách, nhưng bạn chỉ có nguồn vốn nhỏ, không đủ sức để chuẩn bị phục vụ cho số lượng lớn khách hàng, thì đây chắc hẳn là một bất lợi dành cho việc kinh doanh của bạn.
Đầu tư cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất là toàn bộ những phương tiện vật chất sử dụng cho quá trình kinh doanh dịch vụ ăn uống như bàn ghế, thiết bị, dụng cụ đựng thực phẩm, đồ ăn, thức uống, ….
Đầu tư cơ sở vật chất, không gian quán ăn càng đẹp thì sức hút khách hàng càng nhiều và điều hiển nhiên rằng, tất cả mọi người đều thích vừa ăn ngon, vừa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp không gian tại quán ăn. Do đó, đầu tư cơ sở vật chất cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh này.
Xem thêm: Cấp Giấy phép ATVSTP cho quán nhậu
Trình tự thực hiện việc xin cấp giấy phép ATVSTP quán bún riêu
– Bước 1: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Ban Quản lý An toàn thực phẩm.
– Bước 2:
+ Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thông báo bằng văn bản và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hủy hồ sơ.
+ Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
+ Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, Ban Quản lý An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo quy định.
– Bước 3: Cơ sở căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý An toàn thực phẩm.
Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị
+ Đơn đề nghị (mẫu 01a)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật (bản sao)
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu.
+ Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do của chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
+ Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời gian giải quyết:
25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Kết quả thực hiện: Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc văn bản thông báo kết quả
Lệ phí:
– Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm: 1.000.000 đồng/01 lần/ cơ sở (theo Biểu phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư số 279/2016/TT-BCT).
Dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Đại Nam
- Đại diện quý khách hàng chuẩn bị giấy tờ, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Đại diện nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng có thẩm quyền;
- Hỗ trợ quý khách hàng đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ;
- Đại diện nhận giấy chứng nhận và giao tận tay khách hàng
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận ATVSTP cho quán bún riêu”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Cấp Giấy phép vệ sinh ATTP cho quán cơm Sườn
- Điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất nước đá
- Quy trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ATTP bột sắn dây