Tạm hoãn hợp đồng lao động được quy định như thế nào?

by Nguyễn Thị Giang

Trước thực tế khối lượng công việc ngày càng khan hiếm bởi nền kinh tế khó khăn, người sử dụng lao động (NSDLĐ)và người lao động đã thoả thuận tạm hoãn hợp đồng lao động. Vậy Tạm hoãn hợp đồng lao động được quy định như thế nào?hi nào được tạm hoãn hợp đồng lao động? Qua bài viết dưới đây thì Luật Đại Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc Tạm hoãn hợp đồng lao động được quy định như thế nào?

Tạm hoãn hợp đồng lao động được quy định như thế nào?

Tạm hoãn hợp đồng lao động được quy định như thế nào?

Cơ sở pháp lý:

  • Luật dân sự 2015
  • Luật lao động 2019

 Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì?

Tạm hoãn hợp đồng lao động là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa hai bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Tạm hoãn hợp đồng lao động được hiểu là trường hợp quan hệ lao động tuy chưa chấm dứt nhưng các bên lại ngừng thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Căn cứ để các bên tạm hoạn hợp đồng có thể chia ra làm 2 loại: tạm hoãn hợp đồng theo quy định của pháp luật và tạm hoãn hợp đồng lao động do thoả thuận.

Khi thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động, NSDLĐ (Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền) và NLĐ (người đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và đóng đủ BHXH đến trước thời điểm tạm hoãn) phải ký văn bản thỏa thuận để thống nhất về thời gian tạm hoãn, lý do tạm hoãn, quyền, trách nhiệm, lợi ích của hai bên cho phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn.

Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động?

Theo Điều 30 Luật Lao động 2019 có quy định về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:

  •  Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
  •  Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
  •  Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
  •  Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
  •  Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty trách nhiệm do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  •  Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền; trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền; trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
  • Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

          Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật; người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng trong 1 tháng. Việc người lao động có thể được tạm hoãn thực hiện hay không phụ thuộc vào sự thỏa thuận hai bên.

Quy định về tạm hoãn hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2019:

Việc phải tạm hoãn công việc khi nền kinh tế gặp khó khăn hoặc vì những lý do được quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 là điều không ai mong muốn. Trong trường hợp này, pháp luật quy định một số điều để đảm bảo quyền lợi của cả doanh nghiệp và người lao động như sau:

  • Doanh nghiệp không phải trả lương và mọi quyền lợi cho người lao động trong thời gian tạm đình chỉ công việc.
  • Quá trình tạm ngừng không tính vào thời gian thực hiện hợp đồng lao động.
  • Doanh nghiệp và người lao động không đóng các quỹ BHXH, BHYT,… khi tạm hoãn hợp đồng.
  • Người lao động được tạm ứng tiền lương trong thời gian bị đình chỉ công việc:Tạm ứng lương đảm bảo thỏa thuận và điều kiện của hai bên. Nếu người lao động thực hiện nghĩa vụ công dân thì tiền lương tạm ứng sẽ phụ thuộc vào số ngày tạm nghỉ (tối thiểu 1 tuần và tối đa 1 tháng).
  • Người lao động được doanh nghiệp nhận trở lại làm việc khi hết thời hạn đã thỏa thuận:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ, người lao động phải có mặt tại nơi sản xuất và doanh nghiệp có trách nhiệm nhận người lao động trở lại làm việc.

Người lao động được bố trí lại công việc hoặc có sự thay đổi phải được sự thống nhất/trao đổi của hai bên.

Hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, làm thế nào để tiếp tục công việc?

Căn cứ quy định Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:

Đối với người lao động

  • Phải có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày;
  • Trường hợp không thể có mặt tại nơi làm việc đúng thời hạn; lúc này phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.

Đối với người sử dụng lao động

  • Phải có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày;

Trường hợp không thể có mặt tại nơi làm việc đúng thời hạn. Khi đó người lao động cần phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.

Nếu hai bên có thỏa thuận về công việc mới cần sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

Nếu không nhận lại NLĐ trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (trừ trường hợp NSDLĐ và NLĐ có thỏa thuận khác) NSDLĐ sẽ bị phạt hành chính với mức tiền từ 03 – 07 triệu đồng (Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP). Ngoài ra, người sử dụng lao động còn buộc phải trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Tạm hoãn hợp đồng lao động được quy định như thế nào? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488