Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai

by Đàm Như

Để xác định đúng thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai thì người sử dụng đất phải xác định được quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do ai ban hành, thực hiện giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật. Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề này để bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai theo quy định của pháp luật

Căn cứ Điều 204 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai như sau:

“1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

  1. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.”

Căn cứ các Điều 17, 18 và 19 Luật Khiếu nại 2011, việc phân chia thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được quy định như sau:

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai của mình, của người thuộc quyền quản lý trực tiếp;
  • Thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai của mình hoặc của cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý trực tiếp;
  • Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết khiếu nại trước đối với quyết định hành chính của mình hoặc quyết định hành chính do mình quản lý trực tiếp;
  • Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai về đất đai thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc mà Thủ trưởng các đơn vị này đã giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng quyết định giải quyết đó không được người sử dụng đất đồng ý thì tiếp tục khiếu nại lên cấp trên.

Theo đó, thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc về các cơ quan trên.

Ai có quyền khiếu nại đất đai?

Người khiếu nại có thể tự làm hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện, cụ thể như sau:

  • Tự khiếu nại: Người sử dụng đất, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai có quyền tự khiếu nại.
  • Người đại diện theo pháp luật của người sử dụng đất khiếu nại (chỉ áp dụng khi người sử dụng đất là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự).
  • Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, khuyết tật hoặc vì lý do khách quan khác mà không tự khiếu nại được thì có thể ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em, em ruột hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện khiếu nại.
  • Ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Đối tượng khiếu nại về đất đai

Căn cứ theo khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai 2013 thì đối tượng khiếu nại về đất đai được quy định như sau:

“Điều 204. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

  1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.”

Theo khoản 8, 9 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011, quyết định hành chính, hành vi hành chính được quy định như sau:

“8. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

  1. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.”

Theo khái niệm trên và thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai quy định tại các Điều 59, 66, 105 và 203 của Luật Đất đai 2013, quyết định hành chính về quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm:

  • Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư;
  • Quyết định cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0967370488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488