Thế nào là đất đang có tranh chấp?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý:
- Luật Đất đai 2013.
Đất đang có tranh chấp là gì?
Pháp luật đất đai hiện hành không quy định như thế nào là đất đang tranh chấp mà chỉ định nghĩa “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai’’ (Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013). Như vậy, có thể hiểu tranh chấp đất đai rất đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Đó có thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hay tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính, mục đích sử dụng đất…
Hạn chế giao dịch đối với đất đang có tranh chấp
Theo Điều 188 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Luật này; Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, có thể thấy nếu đất đang có tranh chấp thì người sử dụng đất sẽ không được thực hiện các giao dịch chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Kiểm tra tình trạng pháp lý của đất khi giao dịch
Để kiểm tra tình trạng pháp lý thì người nhận chuyển nhượng nên:
– Yêu cầu bên chuyển nhượng xuất trình Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ 02 trường hợp không có sổ đỏ là người nhận thừa kế đủ điều kiện cấp sổ đỏ và người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận thừa kế không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Việc yêu cầu bên chuyển nhượng xuất trình Giấy chứng nhận là cách kiểm tra xem nhà đất có hay không có Giấy chứng nhận, nếu không có sổ đỏ phải có các giấy tờ liên quan đến thừa kế.
– Kiểm tra thời hạn sử dụng đất:
Căn cứ khoản 7 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT , thời hạn sử dụng đất được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận.
+ Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”;
+ Trường hợp thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi “Lâu dài”;
+ Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất “Đất ở: Lâu dài; Đất… (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): sử dụng đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.
Như vậy, căn cứ vào trang 2 của Giấy chứng nhận thì sẽ biết được đất còn thời hạn sử dụng hay không.
Kiểm tra quy hoạch, thế chấp, tranh chấp
- Xem quy hoạch sử dụng đất trực tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện, cấp xã.
- Xem trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện biết đất có thuộc quy hoạch hay không.
- Hỏi ý kiến công chức địa chính cấp xã hoặc người dân tại khu vực có thửa đất để có thêm thông tin.
- Xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai.
- Khai thác thông tin đất đai qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS.
- Khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản.
Có nhiều hình thức để xem xét tình trạng pháp lý của thửa đất, tuy nhiên để chắc chắn bạn nên khai thác thông tin qua phiếu yêu cầu.
>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai không hoà giải có được không ?
Thủ tục kiểm tra đất có tranh chấp
Việc kiểm tra đất có đang bị tranh chấp sẽ giúp người mua tránh được nhiều rủi ro khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Cách 1: Liên hệ Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có đất hoặc công chức địa chính xã phường thị trấn nơi có đất.
Cách 2: Tìm hiểu thông tin thông qua những người dân xung quanh hoặc chủ sở hữu, người sử dụng đất của thừa đất liền kề.
Cách 3: Liên hệ với cơ quan thi hành án dân sự.
Cách 4: Xin thông tin đất đai tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất.
Điều 11 và Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ, thủ tục xin thông tin đất đai như sau:
Bước 1: Chuẩn bị phiếu yêu cầu
Tổ chức, cá nhân tải phiếu yêu cầu theo mẫu số 01/PYC (ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT) hoặc ra xã, phường, thị trấn để xin mẫu.
Bước 2: Nộp phiếu yêu cầu
Hộ gia đình, cá nhân nộp phiếu tại tại Bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết
Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ, cơ quan cung cấp thông tin đất đai thực hiện các công việc sau:
– Cung cấp thông tin cho người có yêu cầu.
– Thông báo cho người có yêu cầu về số tiền phải nộp.
– Nếu từ chối cung cấp thông tin thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý những trường hợp không cung cấp thông tin đất đai gồm:
– Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu có nội dung không rõ ràng, cụ thể.
– Phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên, địa chỉ cụ thể của cá nhân.
– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật.
– Không nộp tiền, nếu thuộc trường hợp phải nộp.
Bước 4: Trả kết quả cho người dân
Thời hạn thực hiện được quy định như sau:
– Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ (03 giờ chiều) thì phải cung cấp luôn trong ngày.
– Nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì việc cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp của Luật Đại Nam
- Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp
- Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp (hòa giải, khởi kiện..)
- Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ
- Đại diện đàm phán tranh chấp
- Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện
- Luật sư bảo vệ tại tòa án, trọng tài thương mại
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thế nào là đất có tranh chấp”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: