Thủ tục giải thể hợp tác xã

by Lê Vi

Trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, khi gặp khó khăn về vấn đề kinh doanh muốn giải thể hợp tác xã nhưng bạn không nắm rõ thủ tục giải thể hợp tác xã như thế nào. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên

Căn cứ pháp lý

  • Luật hợp tác xã 2012

Các trường hợp giải thể hợp tác xã

Theo quy định của Luật hợp tác xã 2012, Hợp tác xã phải tiến tiến hành giải thể theo một trong hai phương thức sau đây:

Trường hợp 1: Giải thể tự nguyện

Đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên quyết định việc giải thể tự nguyện và thành lập hội đồng giải thể tự nguyện;

Trường hợp 2: Giải thể bắt buộc

Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;
  • Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;
  •  Theo quyết định của Tòa án.

Như vậy, khi hợp tác xã tự nguyện giải thể, chính hợp tác xã sẽ là bên thực hiện những thủ tục tiến hành giải thể.

Trong trường hợp giải thể bắt buộc, sẽ do ủy ban nhân dân cấp quận/huyện phối hợp với các cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục.

Thủ tục giải thể hợp tác xã

Thủ tục giải thể hợp tác xã

Cơ quan nộp hồ sơ giải thể hợp tác xã?

Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã nơi đặt trụ sở chính.

Cụ thể:

  • Hợp tác xã nộp tại: Phòng Tài chính – Kế toán thuộc UBND cấp huyện;
  • Liên hiệp hợp tác xã nộp tại: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT.

Ngoài ra, bạn có thể nộp hồ sơ bằng 1 trong 2 cách sau:

  • Nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công;
  • Nộp qua hệ thống bưu chính VNPost.

Hồ sơ thực hiện thủ tục giải thể hợp tác xã

Trường hợp giải thể tự nguyện

Thành phần hồ sơ giải thể tự nguyện hợp tác xã như sau:

  • Thông báo về việc giải thể hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục số I-13 Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT;
  • Nghị quyết của đại hội thành viên về việc giải thể hợp tác xã;
  • Biên bản hoàn thành việc giải thể hợp tác xã;
  • Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu của hợp tác xã;
  • Giấy biên nhận của cơ quan thông tin đại chúng về việc nhận đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã hoặc bản in 03 số báo liên tiếp đã đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã.
  • Người có thẩm quyền cần có bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân
  • Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam;
  • Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài.
  • Trường hợp được ủy quyền thì phải có thêm giấy tờ sau:
  • (1) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài);
  • (2) Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Trường hợp giải thể bắt buộc

Bản chất của giải thể bắt buộc là trường hợp chấm dứt hoạt động của hợp tác xã theo ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi có sự vi phạm pháp luật trong quá trình thành lập và hoạt động của hợp tác xã.

Vì vậy, thủ tục hồ sơ giải thể sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, bạn không cần chuẩn bị giấy tờ gì.

Thủ tục giải thể hợp tác xã

Bước 1: Ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể.

Ở bước này, tùy lý do giải thể tự nguyện hay bắt buộc, chủ thể ra quyết định và thành phần hội đồng giải thể sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:

Đối với giải thể tự nguyện: Việc ra quyết định giải thể hợp tác xã phải thông qua cuộc họp đại hội thành viên với ít nhất 75% tổng số đại biểu quyết tán thành. Đại hội thành viên thành lập hội đồng giải thể tự nguyện để đại diện cho hợp tác xã, bao gồm: Đại diện hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của thành viên, hợp tác xã viên.

Đối với giải thể bắt buộc: Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải thể trên cơ sở hồ sơ giải thể bắt buộc được lập và trình bởi Phòng tài chính – kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập.

Đồng thời ủy ban nhân dân cấp huyện hội đồng giải thể bao gồm: Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Uỷ ban nhân dân; ủy viên thường trực là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện của cơ quan đại diện của chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu hợp tác xã thành viên của liên minh), Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hợp tác xã, liên minh hợp tác xã đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát viên, thành viên.

Bước 2: Hội đồng giải thể tiến hành các thủ tục giải thể hợp tác xã theo quy định pháp luật.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định giải thể, Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện công việc:

  • Thông báo về việc giải thể tới cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã (chỉ đối với giải thể tự nguyện);
  • Đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong 03 số liên tiếp về việc giải thể tự nguyện hoặc bắt buộc;
  • Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã được thực hiện theo trình tự: Thu hồi tài sản của hợp tác xã; thanh lý tài sản, trừ phần tài sản không chia; thanh toán các khoản nợ phải trả và thực hiện nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã.

Hợp tác xã chỉ sử dụng các loại tài sản không chia mà không phải là các khoản hỗ trợ không hoàn lại của nhà nước để trả nợ khi mà các tài sản khác không đủ để trả nợ. Các tài sản không chia sẻ trong phạm vi tài sản chịu trách nhiệm của hợp tác xã bao gồm: Khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; phần trích từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.

Sau khi hoàn tất các bước trên, hội đồng giải thể phải nộp một bộ hồ sơ về việc giải thể, con dấu và bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký

Bước 3: Cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã phải xóa tên hợp tác xã trong sổ đăng ký

Kể từ thời điểm này, hợp tác xã chấm dứt tồn tại.

Thời gian thực hiện giải thể hợp tác xã

Sau khi hoàn thiện hồ sơ theo quy định, hội đồng giải thể phải gửi một bộ hồ sơ về việc giải thể hợp tác xã, kèm theo biên bản hoàn thành việc giải thể tới Phòng Tài chính – Kế hoạch.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Tài chính – Kế hoạch tiến hành xem xét hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì xóa tên hợp tác xã trong sổ đăng ký, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, ra thông báo về việc giải thể hợp tác xã.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thủ tục giải thể hợp tác xã. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488