Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động

by Nguyễn Thị Giang

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) không cần phải báo trước. Tuy nhiên, việc chấm dứt HĐLĐ này phải đảm bảo tuân thủ những quy định của Pháp luật tại Bộ Luật lao động được ban hành ngày 20/11/2019. Qua bài viết dưới đây thì Luật Đại Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động

Cơ sở pháp lý

  • Luật dân sự 2015
  • Luật lao động 2019

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước

Ký kết hợp đồng lao động sẽ đảm bảo quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động. Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ phải báo trước theo quy định tại Khoản 1, Điều 35, Bộ luật lao động 2019. Cụ thể thời gian báo trước cho người sử dụng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng như sau:

  • Báo trước ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn;

  • Báo trước ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

  • Báo trước ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều kiện để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
BLLĐ 2019 của Việt Nam thiết lập điều kiện để đơn phương chấm dứt HĐLĐ tuỳ thuộc vào lý do của việc chấm dứt. Và điều kiện duy nhất đặt ra trong đơn phương chấm dứt HĐLĐ từ NLĐ, đó là điều kiện báo trước.
Khoản 1 Điều 35 BLLĐ 2019 “NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho NSDLĐ như sau:
  •  Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn;
  •  Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
  •  Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
  •  Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.
Trong khi đó, nếu có những lý do được liệt kê sau đây thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần phải báo trước:
  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của BLLĐ;
  • Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của BLLĐ;
  • Bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
  • Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  •  Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của BLLĐ;
  • Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  • NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của BLLĐ làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Với cách quy định nêu trên, về nguyên tắc, trong mọi trường hợp, vì bất kỳ lý do gì và với loại HĐLĐ nào, NLĐ luôn có quyền tự mình tuyên bố chấm dứt HĐLĐ mà chỉ cần tuân thủ yêu cầu về việc báo trước nêu trên. Ngay khoản 2 Điều 35, Luật còn miễn cho NLĐ nghĩa vụ phải báo trước khi có những lý do được liệt kê là nguyên nhân của việc chấm dứt HĐLĐ. Có thể xem trường hợp thứ hai này là việc chấm dứt HĐLĐ không cần điều kiện. Như vậy, theo quy định của BLLĐ 2019, việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ được chia thành hai trường hợp, phải báo trước và không cần phải báo trước. Có thể thấy nghĩa vụ báo trước không phải là một nghĩa vụ hay điều kiện khó thực hiện, từ đó có thể thấy BLLĐ 2019 đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho người lao động trong việc chủ động và đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước đúng pháp luật

Theo luật, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trường hợp không báo trước người lao động có thể bị phạt hoặc mất đi quyền lợi của mình được nêu trong hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, Pháp luật cũng quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong các trường hợp đặc biệt. Theo Khoản 2, Điều 35, Bộ Luật lao động 2019 quy định 7 trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước. Cụ thể các trường hợp gồm:

  • NLĐ không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận (trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này);
  • NLĐ không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4, Điều 97 của Bộ luật này);
  •  Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
  • NLĐ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  •  Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
  • Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  •  Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng không báo trước đúng pháp luật, người sử dụng lao động phải hoàn thành trách nhiệm của mình.

  • Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho NLĐ về việc chấm dứt HĐLĐ. Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.

  • Trả đủ tiền lương, trợ cấp cho thời gian làm việc còn thiếu của người lao động.

  • Có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cùng giấy tờ chính khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488