Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không

by Nguyễn Thị Giang

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ly hôn được thực hiện dưới hai hình thức là ly hôn theo yêu cầu của một bên và thuận tình ly hôn. Và một thủ tục quan trọng khi tiến hành ly hôn mà thẩm phán phải thực hiện là hòa giải để hàn gắn hạnh phúc gia đình. Để hiểu rõ về vấn đề này, Luật Đại Nam  xin có bài viết hướng dẫn cụ thể nội dung Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không như sau:

Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không

Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không

Cơ sở pháp lý:

  • Luật hôn nhân gia đình 2014

Ly hôn là gì?

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn được quy định như sau: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Như vậy thông qua quy định trên ta biết rằng nếu ta chỉ ký giấy ly hôn thì chưa phải là ly hôn thật sự, về mặt pháp luật họ vẫn còn là vợ chồng hợp pháp của nhau.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ly hôn có 02 dạng:

  • Thuận tình ly hôn;
  • Đơn phương ly hôn (ly hôn theo yêu cầu của một bên).

Căn cứ theo Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định như sau:

– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác; mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

– Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 về hòa giải cơ sở thì việc hòa giải cơ sở được khuyến khích thực hiện:

Điều 52 quy định về việc khuyến khích hòa giải ở cơ sở như sau:

“Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”

Như vậy với quy định trên, thì việc hòa giải ở cơ sở là không bắt buộc nhưng được nhà nước khuyến khích. Cơ sở ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, cụm dân cư khác như xã, phường, thị trấn.

Theo quy định này, thì hòa giải ở cơ sở là giai đoạn không bắt buộc, có áp dụng thủ tục này không là theo sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng; bởi mục đích của hòa giải cơ sở được thực hiện nhằm giúp các bên tự giải quyết các mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ; giữ gìn, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân; phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp trong gia đình.

Khi giải quyết thủ tục ly hôn, hòa giải là thủ tục bắt buộc tại tòa án. Điều này được quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Thủ tục hòa giải khi thuận tình ly hôn như thế nào?

Theo quy định tại Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì:

  • Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
  • Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
  • Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
  • Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật Dân sự 2015 này khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
  • Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
  • Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
  • Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật này quy định.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488