Tranh chấp dân sự được hiểu như nào ?

by Vũ Khánh Huyền

Tranh chấp dân sự là tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền và nghĩa vụ pháp lý trong các mối quan hệ dân sự, phổ biến là các tranh chấp về hợp đồng, tài sản, gia đình, thừa kế, lao động và các vấn đề khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ tư nhân. Tranh chấp dân sự thường được giải quyết thông qua các phương pháp như các bên tự thương lượng, hòa giải hoặc khởi kiện. Vậy tranh chấp dân sự được hiểu như nào ? Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ trả lời câu hỏi đó.

Tranh chấp dân sự được hiểu như nào ?

Tranh chấp dân sự được hiểu như nào ?

Thế nào là tranh chấp dân sự?

Định nghĩa tranh chấp dân sự chưa được thể hiện trong các văn bản quy định pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên dựa vào Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, ta có thể hiểu Tranh chấp dân sự được hiểu là những xung đột lợi ích pháp lý giữa ít nhất hai hoặc nhiều bên trong lĩnh vực dân sự, đó có thể là tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.

Các loại tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay là: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, bảo hiểm, mua bán, dịch vụ, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các vấn đề về ly hôn,…

Các dạng tranh chấp dân sự phổ biến

Căn cứ Điều 26 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 có một số loại tranh chấp dân sự phổ biến trong cuộc sống hằng ngày có thể kể đến:

  • Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
  • Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.
  • Tranh chấp về thừa kế tài sản.
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
  • Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
  • Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
  • Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
  • Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự

Căn cứ vào Điều 26 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự thuộc về Tòa án. Tùy vào đặc điểm của từng vụ án tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết cụ thể ở một Tòa án cụ thể theo quy định tại Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39 và Điều 40 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.

>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai không hoà giải có được không ?

Hồ sơ, thủ tục khởi kiện tranh chấp dân sự

Khi muốn khởi kiện tranh chấp dân sự, bên liên quan cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục sau:

1. Tìm hiểu và thu thập thông tin liên quan đến tranh chấp, bao gồm các tài liệu, hợp đồng, ghi chú, chứng từ và bằng chứng khác.

2. Tìm kiếm sự tư vấn pháp lý từ các luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để được hướng dẫn và tư vấn về quy trình và các vấn đề liên quan đến tranh chấp.

3. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, bao gồm đơn khởi kiện, các tài liệu và bằng chứng liên quan đến tranh chấp.

4. Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan đến tranh chấp cho tòa án.

5. Thực hiện các thủ tục pháp lý theo yêu cầu của tòa án, bao gồm trả lời câu hỏi của tòa án, tham gia các phiên tòa và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp.

6. Chấp hành quyết định của tòa án và thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo quyền lợi của bên thắng kiện.

Trong quá trình khởi kiện và giải quyết tranh chấp dân sự, bên liên quan cần tuân thủ các quy định pháp luật và tôn trọng quyết định của tòa án để đảm bảo quyền lợi của mình.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp của Luật Đại Nam

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp (hòa giải, khởi kiện..)
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ
  • Đại diện đàm phán tranh chấp
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện
  • Luật sư bảo vệ tại tòa án, trọng tài thương mại

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tranh chấp dân sự được hiểu như nào ?”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488