Tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng

by Mai Linh
Nhà là tài sản có giá trị lớn, cho nên là những tranh chấp có liên quan đến nhà ở cũng nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Vậy thì trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê nhà mà không công chứng thì giải quyết như thế nào? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng qua bài viết dưới đây.
Tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng

Tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng

Căn cứ pháp lý

  • Luật Dân sự

Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải công chứng hay không?

Hợp đồng thuê nhà là một hợp đồng dân sự, theo đó thì bên cho thuê nhà có nghĩa vụ phải giao nhà cho bên thuê nhà sử dụng trong thời hạn thỏa thuận, và bên thuê nhà có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật

Theo điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng thuê tài sản theo đó thì hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thùa giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo đó thì bộ luật dân sự 2015 cũng quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thuê nhà . Hợp đồng thuê nhà là văn bản thỏa thuận của các bên về việc bên cho thuê sẽ chuyển giao nhà cho bên thuê trong một thời hạn nhất định. Bên cho thuê sẽ được hưởng thù lao theo thỏa thuận. Bên thuê có nghĩa vụ phải bảo quản tài sản và thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê đúng thời hạn.

Vậy thì hợp đồng thuê nhà có phải lập thành văn bản và thực hiện công chứng hay không?

Căn cứ theo khoản 1 điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng. 

Như vậy thì qua quy định này thì chúng ta có thể thấy rằng pháp luật không bắt buộc phải công chứng. Do đó nhiều chủ thể trong hợp đồng thuê nhà khi đi thuê đã chủ quan, không thực hiện công chứng hợp đồng. Để bảo vệ quyền lợi cho mình và hạn chế rủi ro thì bạn nên sử dụng những công cụ pháp lý để được bảo vệ, bạn nên đi công chứng hợp đồng thuê nhà để bảo vệ quyền lợi cho mình. 

Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Cách giải quyết tranh chấp khi hợp đồng thuê nhà không có công chứng.

Để giải quyết tranh chấp khi hợp đồng thuê nhà không có công chứng, thì hiện nay các tranh chấp liên quan đến giao dịch có liên quan đến nhà ở vô cùng phổ biến. Bởi hợp đồng thuê nhà nó là một giao dịch dân sự nên những chủ thể trong hợp đồng vay có thể tự thỏa thuận với nhau để giải quyết tranh chấp, hoặc là tiến hành theo thủ tục hòa giải, nếu không được thì có thể thực hiện thủ tục khởi tiện tại tòa án. 

Đối với thương lượng ( thỏa thuận) Đây được xem là cách thức luôn được ưu tiên khi mọi tranh chấp xảy ra bởi vì nhiều lợi ích mà phương thức thương lượng đem lại. Các bên có thể chủ động làm việc với nhau, tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn so với việc giải quyết theo hình thức tranh chấp khác. Thương lượng sẽ giúp cho các bên có thể giải quyết được những mâu thuẫn trong hòa bình. Theo nguyên tắc giải quyết hai bên cùng có lợi. Tuy nhiên thì phương thức này cũng có những hạn chế đó là phương thức này chỉ đạt được hiệu quả khi các bên cùng đồng thuận, có thiện chí để thực hiện, nếu các bên không có thiện chí thì cuộc thương lượng sẽ không đạt hiệu quả. 

Đối với phương thức hòa giải: Cũng giống như thương lượng, trong hòa giải thì các bên có thể thực hiện thông qua một bên thứ ba để đi đến thống nhất cuối cùng. Bên thứ ba họ sẽ có trách nhiệm như là một cán cân công lý giúp các bên có thể đưa ra những phương hướng, vấn đề cần giải quyết để phù hợp với pháp luật

Tòa án: Tòa án thường là cơ quan cuối cùng trong việc lựa chọn giải quyết tranh chấp, nếu các bên không thể tự hòa giải, thương lượng với nhau thì phải tiến hành khởi kiện ra tòa án và sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Khi tòa án đưa ra bản án thì sẽ được tòa án cưỡng chế thi hành. Tuy nhiên một trong những hạn chế của phương thức này đó là quá trình giải quyết tại tòa án tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. 

Hồ sơ, thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng thuê nhà không công chứng tại tòa án

Để có thể tiến hành khởi kiện tranh chấp hợp đồng thuê nhà không cống chứng tại tòa án thì các bạn cần phải thực hiện theo thủ tục như sau;
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Hồ sơ khởi kiện bao gồm: Đơn khởi kiện, hợp đồng thuê nhà, giấy tờ tùy thân gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân của người làm đơn khởi kiện, giấy tờ tài liệu chứng minh việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thuê nhà hoặc chứng minh thiệt hại có xảy ra.

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ: Người có nhu cầu nộp đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết

Bước 3:Tòa án tiếp nhân đơn và thụ lý giải quyết. Tòa án tiếp nhận đơn, nếu đầy đủ hợp lệ thì ra thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa tiến hành thụ lý hồ sơ khởi kiện

Bước 4: Tòa án tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa vụ án ra xét xử bao gồm chuẩn bị xét xử và hòa giải

Bước 5: Tòa án thực hiện việc xét xử sơ thẩm vụ án

Bước 6: Xét xử phúc thẩm vụ án nếu có.

Xem thêm: Quy định về hợp đồng thử việc

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà. 

Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì những tranh chấp về giao dịch, hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân. Theo quy định tại Điều 39, Điều 40 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đối với những tranh chấp dân sự trong đó có hợp đồng dân sự thì nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi thực hiện hợp đồng để giải quyết; nếu không có lựa chọn của nguyên đơn thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm,..

Căn cứ theo điều 35, 36 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thi tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tranh chấp về giao dịch, hợp đồng dân sự. Theo đó thì khi có tranh chấp về hợp đồng thuê nhà không công chứng thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết đó là tòa án nhân dân cấp huyện. Nếu trong hợp đồng hai bên có thỏa thuận về cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì khi có tranh chấp sẽ căn cứ vào hợp đồng để giải quyết theo quy định. Còn trong trường hợp mà không có thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thuê nhà thì căn cứ theo quy định pháp luật để có thể xác định được đúng cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp. Thông thường trên thực tế có thể thấy nếu xảy ra tranh chấp về hợp đồng thuê nhà không có công chứng thì sẽ yêu cầu tòa án nơi có nhà cho thuê giải quyết. Trong trường hợp có tranh chấp về hợp đồng thuê nhà không công chứng có đương sự là người nước ngoài thì căn cứ theo quy định tại điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết thuộc tòa án nhân dân cấp tỉnh. 

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488