Trường hợp nào mẹ không được nuôi con?

by Lê Quỳnh

Thông thường con cái sẽ được sống cùng cha mẹ trong một mái ấm gia đình hạnh phúc. Tuy vậy, trong trường hợp vợ chồng vì nhiều lý do mà không thể sống hòa hợp với nhau nữa dẫn đến ly hôn thì việc quyết định cho con cái sống với ai là điều cần thiết phải xem xét. Bài viết sau đây, Luật Đại Nam sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích và làm rõ vấn đề trường hợp nào mẹ không được nuôi con? Mời qúy độc giả theo dõi để biết thêm chi tiết.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
  • Bộ luật Dân sự 2015.
Trường hợp nào mẹ không được nuôi con?

Trường hợp nào mẹ không được nuôi con?

Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con sau khi ly hôn?

Pháp luật Hôn nhân và gia đình vẫn ghi nhận rằng, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con cái theo quy định tại khoản 1 Điều 81 luật này như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Như vậy, cho dù vợ chồng đã ly hôn không còn bị ràng buộc pháp lý về quan hệ hôn nhân nữa nhưng việc chăm sóc, nuôi dưỡng và nuôi nấng con là nghĩa vụ họ hiển nhiên phải làm. Đối với người không trực tiếp nuôi dưỡng con cái thì cũng sẽ phải có nghĩa vụ chu cấp hàng tháng cho con tùy theo tình hình kinh tế hoặc theo thỏa thuận hoặc theo quyết định có hiệu lực của Tòa án có thẩm quyền.

Trường hợp nào mẹ không được nuôi con?

Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình thì vợ, chồng hoàn toàn có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con; trong trường hợp không thể tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho bên theo căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Theo đó nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì bắt buộc phải xem xét theo nguyện vọng của con, còn nếu con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi (trừ những trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi , giáo dục con hoặc do cha mẹ đã có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con).

Như vậy, việc trực tiếp nuôi con sẽ dựa theo: thỏa thuận, quyết định của Tòa án hoặc theo nguyện vọng của con hoặc theo tình hình thực tế của vợ/ chồng. Mục đích cuối cùng của chuỗi hành động pháp lý để tìm ra người nào có khả năng hơn để chăm sóc, nuôi dưỡng con cái chính là bảo đảm tối đa quyền lợi của con cũng như chắc chắn rằng sau này đứa trẻ sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn.

Tuy rằng, khi con trẻ dưới 36 tháng tuổi sẽ đương nhiên do người mẹ nuôi dưỡng nhưng trong một số tình huống đặc biệt hoặc theo quy định pháp luật hiện hành mẹ sẽ không được quyền nuôi dưỡng. Theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 những trường hợp người mẹ không được nuôi con bao gồm:

– Người bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

– Người phá tán tài sản của con.

– Người có lối sống đồi trụy.

– Người xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Việc sống chung với mẹ trong những trường hợp trên chẳng khác nào “bẻ gãy” tương lai của con cái. Bởi vì, những trường hợp trên đều sẽ là hành động xấu ảnh hưởng đến con cái và xã hội. Ví dụ: Khi người mẹ đập phá lam hư hại tài sản của con sẽ làm cho đời sống vật chất của con bị ảnh hưởng; còn khi người mẹ có lối sống đồi trụy rất dễ khiến cho con cái có xu hướng bắt chước và nghĩ đó là một tiêu chuẩn riêng khiến tương lai con cái bị ảnh hưởng, xã hội không thể phát triển văn minh,…

Ngoài ra, người mẹ còn không thể nuôi con nếu như trước đó vợ chồng đã tiến hành thỏa thuận và đi đến thống nhất rằng chồng là người có quyền nuôi dưỡng và chăm sóc con cái.

Hậu quả pháp lý khi bị bạn chế quyền nuôi con

Hậu quả pháp lý khi bị hạn chế quyền nuôi con đối với cha hoặc mẹ đã được pháp luật quy định rõ tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

–  Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

– Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:

+ Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;

+ Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;

+ Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.

– Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Ai có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên sẽ thuộc về những đối tượng được quy định tại Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình sau:

– Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

+ Người thân thích;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

Ngoài ra, khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này thì cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên cá nhân.

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề trường hợp nào mẹ không được nuôi con? do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488