Từ chối yêu cầu nghỉ phép của nhân viên, công ty có bị phạt?

by Nguyễn Thị Giang

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong một số trường hợp người lao động được quyền nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều tình huống doanh nghiệp gây khó dễ, không cho nhân viên được phép nghỉ. Trong bài viết này Luật Đại Nam sẽ thông tin đến bạn vấn đề Từ chối yêu cầu nghỉ phép của nhân viên, công ty có bị phạt?

Từ chối yêu cầu nghỉ phép của nhân viên, công ty có bị phạt?

Từ chối yêu cầu nghỉ phép của nhân viên, công ty có bị phạt?

Cơ sở pháp lý:

  • Luật dân sự 2015
  • Luật lao động 2019
  • Luật bảo hiểm xã hội 2014

Khi nào lao động được nghỉ không lương?

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động 2019, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Ngoài ra, người lao động còn được quyền thỏa thuận với doanh nghiệp để nghỉ không hưởng lương. Dù pháp luật không quy định, nhưng có thể hiểu rằng, trong trường hợp này, người lao động có dự định nghỉ không hưởng lương vẫn phải thực hiện thông báo trước với doanh nghiệp, và được doanh nghiệp chấp thuận trước khi nghỉ.

Khi đó, người lao động không bị giới hạn số ngày trong năm và số ngày nghỉ trong mỗi lần, miễn là người lao động thỏa thuận được với doanh nghiệp.

Một vấn đề quan trọng nữa cần lưu ý là thời gian nghỉ không hưởng lương vẫn tính vào thời gian thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, nếu thời điểm hết thời gian nghỉ không hưởng lương xảy ra trước hoặc trùng với thời điểm hết hạn hợp đồng lao động xác định thời hạn thì hai bên phải thực hiện chấm dứt hợp đồng hoặc thỏa thuận giao kết hợp đồng mới.

Nếu muốn nghỉ không có lương, người lao động cần phải có đơn trình bày rõ lý do để ban lãnh đạo công ty, quản lý trực tiếp để được xét duyệt.

Từ chối yêu cầu nghỉ phép của nhân viên, công ty có bị phạt?

Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, nếu làm đủ năm cho doanh nghiệp, người lao động có quyền nghỉ phép năm với số ngày như sau:

  • 12 ngày làm việc: Người làm việc trong điều kiện bình thường.
  • 14 ngày làm việc: Người chưa thành niên, người khuyết tật, người việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • 16 ngày làm việc: Người làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Ngoài ra, người lao động còn được tăng thêm 01 ngày phép/năm nếu đã làm việc đủ 05 năm cho một người sử dụng lao động (theo Điều 114 Bộ luật Lao động).

Về việc sắp xếp thời gian nghỉ phép năm, khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động chỉ quy định:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Theo quy định này, người lao động phải quy định lịch nghỉ hằng năm nhưng trước đó buộc phải tham khảo ý kiến của người lao động. Căn cứ vào lịch nghỉ hằng năm mà người sử dụng lao động thông báo, người lao động sẽ thu xếp công việc để tận dụng quyền nghỉ phép của mình.

Trường hợp không cho người lao động nghỉ phép năm theo quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt từ 10 – 20 triệu đồng.

Cần làm gì khi xin nghỉ phép nhưng không được chấp thuận?

Trường hợp xin nghỉ phép nhưng không được chấp thuận, người lao động có thể bảo vệ quyền lợi của mình nhờ các cách sau:

Cách 1. Khiếu nại

Căn cứ Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động phải thực hiện khiếu nại lần lượt như sau:

– Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động.

  •  Thời gian thụ lý khiếu nại: 07 ngày làm việc.
  • Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày hoặc 45 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.

Nếu quá thời hạn trên mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết của phía công ty, người lao động có thể khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

– Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.

  • Thời hiệu khiếu nại: 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu.
  • Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc.
  • Thời hạn giải quyết:  45 ngày hoặc 60 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.

Nếu không được giải quyết đúng hạn hoặc không đồng ý với việc giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động có thể khởi kiện tới Tòa án.

Cách 2. Tố cáo

Người lao động có thể tố cáo vi phạm của công ty đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Theo Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, kèm theo đó là các bằng chứng vi phạm của công ty.

Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (Điều 30 Luật Tố cáo 2018).

Trong quá trình Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xử lý khiếu nại, tố cáo mà xác minh có hành vi vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời còn phải giải quyết quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Từ chối yêu cầu nghỉ phép của nhân viên, công ty có bị phạt? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

Thuận tình ly hôn khi vợ đang mang thai theo quy định pháp luật

Khi nào lao động nữ mang thai được giảm giờ làm?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488