Tục bắt vợ có vi phạm quy định của pháp luật không?

by Nguyễn Thị Giang

Việt Nam là quốc gia đa văn hoá, đa dân tộc, mỗi dân tộc có một phong tục tập quán khác nhau. Trong đó có tục bắt vợ của Người Mông. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng liệu tục này có vi phạm pháp luật không? Và tục bắt vợ đã có những biến tướng như thế nào? Thực tế, tục lệ bắt vợ ban đầu là tục kéo dâu, đây là phong tục truyền thống của người Mông, người Thái. Khi cả nam và nữ có đủ điều kiện để kết hôn: yêu thương nhau và đủ tuổi sẽ tiến hành phong tục này để kết hôn. Để trả lời được vấn đề Tục bắt vợ có vi phạm quy định của pháp luật không? hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu rõ thông qua bài viết dưới đây.

Tục bắt vợ có vi phạm quy định của pháp luật không?

Tục bắt vợ có vi phạm quy định của pháp luật không?

Cơ sở pháp lý:

  • Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội
  • Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch

Tục bắt vợ hiện nay đã biến tướng như thế nào?

Hiện nay, nhiều đối tượng thanh niên lợi dụng phong tục này và làm nó biến tướng, trở thành một trong những hiện tượng xấu của xã hội, làm méo mó mục đích thực sự ban đầu của nó. Họ lợi dụng đây là phong tục tập quán và bắt người con gái về làm vợ dù không được sự đồng ý của người đó. Và thực tế, có nhiều cô gái chỉ mới 15-16 tuổi, chưa đủ tuổi kết hôn hoặc không có tình cảm với người kia nhưng vẫn là nạn nhân cho hủ tục này.

Không chỉ vậy, nhiều người còn lợi dụng tục này để tổ chức đám cưới cho nam nữ chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình.Ngoài

Theo nghị định 126 của Chính phủ, tập tục này dùng để cưỡng ép người khác làm vợ là một trong những tục lạc hậu, và nên bị cấm sử dụng.

Tục bắt vợ có bị xem là vi phạm pháp luật

Dựa vào mục đích của hành vi bắt vợ, người vi phạm có thể bị xử lý theo các quy định sau:

Cưỡng ép kết hôn

Chịu phạt hành chính:  Bị phạt từ 10-20 triệu đồng tiền mặt theo Quy định tại điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Chịu phạt hình sự:

Người vi phạm nếu vi phạm về:

  • Ép buộc người khác phải kết hôn cùng mình dù họ không tự nguyện
  • Đã bị xử phạt nhưng vẫn tái phạm

sẽ phải chịu phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ trong thời gian đến 3 năm hoặc ngồi tù từ 3 tháng đến 3 năm theo quy định tại Điều 181 Bộ luật hình sự

Tảo hôn

  • Đối với những lỗi vi phạm hành chính:Đ chịu phạt từ 3 đến 5 triệu đồng nếu Toà án đã phán quyết và có hiệu lệnh về quyết định chấm dứt mối quan hệ nhưng cặp vợ chồng chưa đủ tuổi vẫn không làm theo
  • Đối với hành vi sai phạm về trách nhiệm hình sự: Người tổ chức tảo hôn sẽ bị phạt đến 2 năm tù theo Điều 183 Bộ luật hình sự.

 Bắt, giam, giữ người trái pháp luật

Trong Hiến pháp tại điều 23 có quy định rõ rằng công dân Việt Nam có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước hoặc ra nước ngoài hoặc từ nước khác về lại Việt Nam. Đây là một trong những quyền cơ bản không ai được phép xâm phạm.

Nếu một đối tượng sử dụng tục bắt vợ nhằm bắt giữ người trái pháp luật có thể bị xử về Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật tại Điều 157 Bộ luật hình sự. Mức phạt cho các đối tượng tuỳ thuộc vào mức độ sai phạm:

  • Trong thời gian 3 năm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ; hoặc sẽ phải phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
  • Nếu bị phát hiện đây là hành vi phạm tội có tổ chức, lợi dụng quyền và chứ vụ của mình; hoặc tái phạm trên 2 lần; có hành vi phạm tội với 2 người hoặc với người chưa đủ tuổi kết hôn hoặc với phụ nữ đang có thai,…. sẽ bị phạt từ 2 đến 7 năm tù,
  • Nếu trong thời gian bắt giữ nạn nhân, người hại làm nạn nhân chết; tra tấn hoặc đối xử tàn bạo thì sẽ bị phạt từ 5 đến 12 năm tù.

Hậu quả của việc bắt vợ

Hậu quả của việc bắt vợ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến con người và xã hội. Cụ thể là:

  • Người kết hôn sớm sẽ mất đi nhiều cơ hội học hành và phát triển, do cơ thể của họ chưa phát triển hoàn chỉnh về tâm sinh lý và chưa có những suy nghĩ đúng đắn về việc kết hôn. Con cái cũng có thể bị ảnh hưởng do người mẹ chưa phát triển đầy đủ khi sinh con.
  • Ngoài ra với một gia đình trẻ thì chắc chắn điều kiện kinh tế chưa vững vàng, nên những người con cũng không được chăm sóc chu đáo và điều kiện cơ bản.
  • Khi con cái chưa phát triển và suy nghĩ đúng đắn thì thường có suy nghĩ sai lầm và bố mẹ chính là người phải gánh chịu, chăm sóc. Không những vậy chính gia đình của cặp vợ chồng trẻ cũng ly hôn và không còn hoàn chỉnh.
  • Đối với xã hội thì chúng ta sẽ dễ thấy nhất đó là những người tảo hôn đã vi phạm pháp luật về hôn nhân. Vì theo quy định thì nam từ đủ 20 tuổi mới được phép kết hôn, nữ từ đủ 19 tuổi mới được phép kết hôn. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu về y học về con người, độ tuổi này thì cả nam và nữ đều phát triển hoàn thiện về thể chất và suy nghĩ để lo lắng cho tương lai.

Thực tế cũng cho thấy việc kết hôn quá sớm sẽ gây ra tình trạng ly hôn cao bởi độ tuổi kết hôn vẫn suy nghĩ chưa chín chắn về chuyện hôn nhân. Tình trạng này đang ngày càng phổ biến ở xã hội hiện nay.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Tục bắt vợ có vi phạm quy định của pháp luật không? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488