Ủy quyền ký hợp đồng kinh tế

by Mai Linh

Ngày nay, có rất nhiều hợp đồng kinh tế của các doanh nghiệp bị vô hiệu hóa vì chủ thể ký không đủ tư cách pháp lý. Do đó, trước khi ủy quyền, doanh nghiệp cần nắm rõ luật lệ để không phải gặp trường hợp ký kết nhưng không được pháp luật chấp nhận. Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu thêm về ủy quyền ký hợp đồng kinh tế qua bài viết dưới đây.

Ủy quyền ký hợp đồng kinh tế

Ủy quyền ký hợp đồng kinh tế

Tìm hiểu hợp đồng kinh tế có nghĩa là gì?

Hợp đồng kinh tế là loại văn bản thể hiện những giao dịch hoặc thỏa thuận giữa đôi bên. Dùng thể ký kết và thực hiện hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các thỏa thuận liên quan đến mục đích kinh doanh. Đặc biệt, hợp đồng kinh tế phải theo quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan. 

Có thể thực hiện ủy quyền ký hợp đồng kinh tế hay không?

Dựa theo quy định tại Khoản 1, Điều 138, Bộ luật dân sự 2015, doanh nghiệp có thể ủy quyền cho cá nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch nhân sự. Ủy quyền là việc có tổ chức, cá nhân thỏa thuận đồng ý cho phép tổ chức, cá nhân khác có quyền đại diện pháp lý cho mình để đưa ra quyết định thực hiện giao dịch hợp pháp. Ủy quyền ký hợp đồng kinh tế dựa trên ý chí của đôi bên, là căn cứ chính để phát sinh quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền.

Do đó, người đại diện theo pháp lý của công ty sẽ được thể hiện trong điều lệ của công ty. Ngoài ra, một công ty có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Cá nhân này sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ từ giao dịch của doanh nghiệp. Đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước quy định của pháp luật.

Một số lưu ý khi soạn thảo giấy ủy quyền ký hợp đồng kinh tế

Chủ thể của hợp đồng ủy quyền gồm những ai?

Chủ thể tham gia hợp đồng ủy quyền bao gồm bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Bên được ủy quyền bao gồm cá nhân hoặc pháp nhân và phải có năng lực pháp luật. Đồng thời, phải có cả năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Đối tượng của hợp đồng ủy quyền ký hợp đồng kinh tế

Đối tượng tham gia ủy quyền sẽ làm một hoặc một số công việc được nêu trong Hợp đồng ủy quyền ký hợp đồng kinh tế. Người làm giấy ủy quyền cần liệt kê đầy đủ và cụ thể các công việc được ủy quyền. Những công việc được đề ra phải là công việc có thể thực hiện và được phép thực hiện. Có nghĩa là không trái với pháp luật và trái với đạo đức của xã hội.

Phạm vi ủy quyền ký kết

Người được ủy quyền chỉ cần thực hiện công việc trong nội dung giấy được ủy quyền. Trong trường hợp giao dịch nào nằm ngoài nội dung được ủy quyền sẽ không cần thực hiện. Ngoài ra, người được ủy quyền phải thông báo cho bên thứ ba biết về việc đại diện của mình.

Thỏa thuận về thù lao khi thực hiện công việc ủy quyền

Cần có sự thỏa thuận rõ ràng về thù lao để tránh phát sinh tranh chấp xảy ra có thể xảy ra trong tương lai. Đôi bên nên tự thỏa thuận mức phù lao phù hợp với công việc của bản thân mình.

Thực hiện hành vi ủy quyền lại 

Ủy quyền lại là hành vi bên được ủy quyền ủy quyền cho một người thứ ba thay mặt mình thực hiện công việc đã được ủy quyền. Tuy nhiên, muốn thực hiện ủy quyền lại cần thỏa mãn một số điều kiện cơ bản sau:

  • Nhận được sự chấp thuận của bên ủy quyền.
  • Trong trường hợp xảy ra chuyện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không được thực hiện.
  • Hình thức ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. Đặc biệt, hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Quyền nghĩa vụ của đôi bên trong hợp đồng ủy quyền

Quyền và nghĩa vụ của đôi bên được quy định tại các Điều 565 đến Điều 568 của Bộ luật dân sự năm 2015:

Bên ủy quyền

Quyền của bên ủy quyền:

  • Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo về việc thực hiện công việc ủy quyền.
  • Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền.
  • Được bồi thường thiệt hại nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ đã đề ra.

Nghĩa vụ của bên ủy quyền:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
  • Chịu trách nhiệm về tất cả những cam kết do người được ủy quyền thực hiện.
  • Thanh toán hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ công ra để thực hiện công việc. Hoàn tất chi phí thù lao cho người được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Bên được ủy quyền

Quyền của bên được ủy quyền:

  • Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc ủy quyền.
  • Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ công ra để thực hiện công việc. Hưởng đầy đủ thù lao, nếu có thỏa thuận.

Nghĩa vụ của bên được ủy quyền:

  • Thực hiện công việc và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
  • Thông báo cho bên đại diện thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn và phạm vi ủy quyền.
  • Bảo quản kỹ lưỡng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện công việc.
  • Giữ bí mật những vấn đề mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
  • Giao lại cho bên ủy quyền những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo quy định của pháp luật.
  • Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ của người được ủy quyền.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

Quy định về hợp đồng xây dựng

Quy định về hợp đồng lao động

Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488