Vợ ngoại tình mang thai, chồng có được ly hôn?

by Trần Giang

Khi người về mang thai, pháp luật đã quy định nhiều hạn chế về vấn đề ly hôn của người chồng. Vậy đối với trường hợp  Vợ ngoại tình mang thai, chồng có được ly hôn? xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật Đại Nam để hiểu và nắm rõ được những quy định của pháp luật.

Vợ ngoại tình mang thai, chồng có được ly hôn.jpg

Vợ ngoại tình mang thai, chồng có được ly hôn?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
  • Nghị định số 82/2020/NĐ-CP

Ly hôn là gì?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.
– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

Như vậy, Ly hôn dược định nghĩa tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 theo đó ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Vợ ngoại tình mang thai chồng có được ly hôn không ?

Kết hôn, ly hôn là quyền nhân thân gắn liền với mỗi con người; để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân thì; cả hai đều có thể tiến hành việc yêu cầu ly hôn; khi cuộc sống hôn nhân không như mong đợi.

Tuy nhiên, có một số trường hợp nhất định thì việc ly hôn giữa người vợ; và chồng bị pháp luật hạn chế, nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người phụ nữ. Cụ thể theo quy định tại khoản 3 điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014; quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai; sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Ngay cả trong trường hợp người vợ ngoại tình dẫn đến việc mang thai; thì người chồng trong trường hợp này cũng không được quyền; yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, thì người vợ vẫn có quyền yêu cầu tòa án; tiến hành việc giải quyết ly hôn được.

Trường hợp nào thì được ly hôn khi người vợ mang thai ?

Pháp luật có hạn chế quyền ly hôn của người chồng nhưng chỉ trong một khoảng thời gian; nhất định và không hạn chế quyền ly hôn của người vợ ngay cả trong trường hợp ngoại tình dẫn đến mang thai. Người chồng, vẫn có thể tiến hành ly hôn trong các trường hợp sau:

Ly hôn khi con đủ 12 tháng tuổi

Khi người vợ sinh con và người chồng có thể đợi đến khi người con đủ 12 tháng tuổi; thì có quyền khởi kiện ly hôn vì pháp luật chỉ hạn chế quyền; trong khoảng thời gian 12 tháng tính từ khi con được sinh ra.

Trong thời gian chờ con đủ 12 tháng tuổi; nếu việc ngoại tình dẫn đến mang thai của vợ khiến cả hai người cảm thấy căng thẳng, khó chịu; không thể chung sống với nhau thì cả hai có thể ly thân để tránh xảy ra các mâu thuẫn không cần thiết và để người vợ có thể đảm bảo được sức khỏe cũng như nuôi dưỡng thai.

Vợ có quyền ly hôn

Pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng; chứ không hề hạn chế quyền ly hôn của người vợ. Trường hợp này, người vợ mặc dù đang mang thai; nhưng họ vẫn có quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn và Tòa có thể đồng ý giải quyết yêu cầu này.

Người chồng có thể đề nghị, thương lượng với người vợ để vợ chủ động tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn tại Tòa án.

Hình thức xử lý hành vi ngoại tình

Xử phạt vi phạm hành chính

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Cụ thể:

  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ
  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác

Như vậy, hành vi ngoại tình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

Như vậy, tùy vào mức độ của hành vi ngoại tình mà vợ hoặc chồng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về hôn nhân và gia đình do Luật Đại Nam cung cấp về vấn đề: Vợ ngoại tình mang thai, chồng có được ly hôn? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488